Chưa nghỉ hết ốm đau trong năm có được tính sang năm sau?
Chào bạn, tôi muốn hỏi về chưa nghỉ hết ốm đau trong năm có được tính sang năm sau? Tôi là công nhân của công ty CPTM được 3 năm. Tôi có 1 vấn đề vướng mắc cần giải đáp như sau: Cuối năm 2020 tức vào khoảng ngày 20/12 tôi bị ốm phải nhập viện mất hơn 20 ngày đến ngày 12/1/2021 thì mới quay lại làm việc.
Trong năm 2020 thì tôi chưa hưởng chế độ ốm đau ngày nào nên khi bị bệnh lại đúng vào khoảng thời gian cuối năm 2020 đầu 2021. Công ty chỉ chi trả chế độ ốm đau cho tôi trong năm 2020 còn hơn 10 ngày của năm 2021 thì công ty bảo là không được chi trả vì dính sang năm sau. Vậy công ty nói thế có đúng không ạ? Tôi phải làm thế nào ạ? Đến giờ tôi vẫn chưa được giải quyết.
- Quy định về thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau
- Đã nghỉ hết 180 ngày chế độ ốm đau có được nghỉ tiếp không
- Có được nghỉ dưỡng sức khi chưa nghỉ hết ốm đau trong năm
Tư vấn chế độ ốm đau:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về chưa nghỉ hết ốm đau trong năm có được tính sang năm sau; chúng tôi xin được trả lời bạn như sau:
Về thời gian hưởng chế độ ốm đau:
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về thời gian hưởng chế độ ốm đau:
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên”.
Ngoài ra, Khoản 1 Điều 4 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH cũng có quy định:
“1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định của pháp luật về lao động. Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.”
Như vậy, thời gian nghỉ việc tối đa hưởng chế độ ốm đau là 30 ngày/năm. Do đó, thời gian 20 ngày nghỉ trong năm 2020 của bạn sẽ được giải quyết.
Thời gian giải quyết hưởng chế độ ốm đau
Căn cứ vào khoản 5 Điều 4 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về Thời gian hưởng chế độ ốm đau thì:
“5. Trường hợp người lao động có thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau của năm nào tính vào thời gian hưởng chế độ ốm đau của năm đó.”
Như vậy, thời gian nghỉ việc từ cuối năm 2020 của bạn sẽ được tính vào thời gian hưởng ốm đau của năm 2020 và thời gian nghỉ việc đầu năm 2021 sẽ được tính vào thời gian hưởng ốm đau của năm 2021.
Tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
Như vậy, trong trường hợp của bạn, công ty trả lời như vậy là sai. Bởi, khi bạn yêu cầu công ty thanh toán bảo hiểm xã hội thì công ty sẽ phải giải quyết bảo hiểm cho bạn cả trong thời gian của năm 2020 cũng như thời gian của năm 2021. Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu số ngày nghỉ ốm của năm trước nếu không nghỉ hết sẽ không được cộng dồn vào năm sau. Do công ty chưa giải quyết chế độ bảo hiểm trong năm 2021 cho bạn nên bạn cần phải nộp hồ sơ để yêu cầu công ty giải quyết.
Trên đây là bài viết về vấn đề chưa nghỉ hết ốm đau trong năm có được tính sang năm sau?Ngoài ra, chị có thể tham khảo thêm các bài viết:
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau và thời gian nộp
Cách tính mức hưởng chế độ ốm đau ngắn ngày
Trong quá trình giải quyết nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được giải đáp trực tiếp.
- Thủ tục đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
- Thẻ BHYT khi đang hưởng thất nghiệp có giá trị sử dụng đến khi nào?
- Không xuất trình được sổ hộ khẩu có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần?
- Đủ 6 tháng đóng BHXH có được hưởng chế độ thai sản?
- Địa điểm và thời gian giải quyết yêu cầu đổi thẻ BHYT do sai ngày sinh