Chuyển bệnh viện phụ sản khác với cơ sở đã đăng ký trong thẻ BHYT
Em ở Tiền Giang. Công ty em đăng ký bảo hiểm y tế ở bệnh viện K120. Em có thai nên muốn sinh bệnh viện phụ sản Tiền Giang. Vậy khi em sinh ở BV Tiền Giang thì thủ tục chuyển viện như thế nào?
- Chuyển tuyến theo yêu cầu và mức hưởng bảo hiểm y tế
- Không có giấy chuyển tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế không?
- Xin giấy chuyển tuyến tại bệnh viện không phải nơi khám, chữa bệnh ban đầu
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Tổng đài tư vấn, với câu hỏi: Chuyển bệnh viện phụ sản khác với cơ sở đã đăng ký trong thẻ BHYT; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Hiện tại, cơ sở khám chữa bệnh ban đầu mà bạn đang đăng ký trong thẻ BHYT là bệnh viện K120 và bạn muốn chuyển sang bệnh viện Tiền Giang thì căn cứ Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định:
“Điều 5. Điều kiện chuyển tuyến
3.Điều kiện chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến:
a) Bệnh không phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ điều kiện chẩn đoán và điều trị;
b) Bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến dự kiến chuyển đến đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt.”
Như vậy, việc chuyển bệnh nhân giữa các cơ sở khám chữa bệnh cùng tuyến cần đáp ứng các điều kiện sau:
+ Bệnh không phù hợp với danh mục kỹ thuật của bệnh viện hoặc phù hợp nhưng do điều kiện khách quan nên không đủ điều kiện chẩn đoán và điều trị;
+ Bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật cùng tuyến dự kiến chuyển đến.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
Bạn đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện K120 (tuyến tỉnh) và muốn chuyển tuyến sang bệnh viện Tiền Giang (tuyến tỉnh) thì bạn cần phải đến bệnh viện K120 để khám và chẩn đoán tình trạng bệnh. Khi đó, bệnh viện K120 sẽ căn cứ vào năng lực chẩn đoán hay điều trị của bác sĩ; và dịch vụ kỹ thuật của bệnh viện; để cấp giấy chuyển viện cho bạn sang bệnh viện phụ sản phù hợp.
Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn về vấn đề: Chuyển bệnh viện phụ sản khác với cơ sở đã đăng ký trong thẻ BHYT. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
Mức hưởng BHYT khi khám, chữa bệnh trái tuyến tỉnh
Mức hưởng BHYT khi khám chữa bệnh ở tỉnh khác
Nếu trong quá trình giải quyết còn thắc mắc về vấn đề: Chuyển bệnh viện phụ sản khác với cơ sở đã đăng ký trong thẻ BHYT; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Công ty giao sổ BHXH cho người lao động tự chốt được không?
- Cách tính ngày nghỉ thai sản cho nam giới theo quy định pháp luật
- Có tiếp tục được hưởng lương hưu sau khi chấp hành hình phạt tù?
- Cần xuất trình thêm giấy tờ khi đi KCB tại nơi công tác không?
- Có được nộp hồ sơ hưởng TCTN khi đã chuyển hộ khẩu?