19006172

Chuyển việc cho phụ nữ mang thai tiếp xúc với hóa chất

Chế độ thai sản cho phụ nữ mang thai tiếp xúc với hóa chất

Xin chào luật sư! Cho em hỏi về chế độ thai sản cho phụ nữ mang thai tiếp xúc với hóa chất. Theo quy định của Nhà nước, người mang thai tiếp xúc với hóa chất mới được chuyển công việc; còn người mang thai không tiếp xúc trực tiếp hóa chất; nhưng ngồi gần người làm việc hóa chất, ngửi hóa chất; thì có được xin chuyển công việc khác không? Phụ nữ có thai tháng 7 có bị ép làm việc không ạ? Xin cảm ơn.



Phụ nữ mang thai tiếp xúc với hóa chấtTư vấn bảo hiểm xã hội:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài tư vấn.  Về vấn đề chế độ cho phụ nữ mang thai tiếp xúc với hóa chất; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Căn cứ khoản 2 Điều 155 Bộ Luật lao động 2012 quy định:

Điều 137. Bảo vệ thai sản

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Như vậy

Theo quy định trên, chỉ lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07 mới được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

Theo như bạn trình bày, bạn không trực tiếp tiếp xúc với hóa chất nhưng ngồi gần người làm hóa chất và ngửi hóa chất. Tuy nhiên, với các thông tin bạn cung cấp, chúng tôi không xác định được công việc bạn đang làm có được xác định là công việc nặng nhọc không nên chúng tôi xin tư vấn như sau:

+ Nếu công việc bạn làm là công việc nặng nhọc thì bạn có thể yêu cầu công ty giảm 1 tiếng giờ làm hoặc chuyển sang làm công việc khác nhẹ hơn khi mang thai từ tháng thứ 7 trở đi;

+ Nếu không thuộc trường hợp trên thì bạn sẽ vẫn phải làm công việc cũ nếu công ty không đồng ý chuyển việc hoặc giảm giờ làm cho bạn.

Ngoài ra

Khoản 1 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

“Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng”Phụ nữ mang thai tiếp xúc với hóa chấtTư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

Kết luận

Như vậy, trong trường hợp của bạn, theo quy định của pháp luật hiện hành; khi mang thai từ tháng thứ 07; bạn được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 1 giờ làm việc hằng tháng mà vẫn hưởng đủ lương nếu công việc đang làm là nặng nhọc. Ngoài ra, bạn có thể xin công ty cho nghỉ hưởng chế độ thai sản trước sinh là 2 tháng.

Còn vấn đề nếu công ty ép bạn làm công việc khác nặng nhọc; làm vào ban đêm hoặc giảm bớt tiền lương của bạn…… thì bạn có thể không đồng ý và làm đơn khiếu nại lên Phòng lao động thương binh – xã hội để yêu cầu giải quyết.

Trên đây là giải đáp về quyền lợi của phụ nữ mang thai tiếp xúc với hóa chất. Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết sau: 

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản và thời gian nộp

Cách tính mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ nghỉ sinh con 

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về chế độ thai sản cho phụ nữ mang thai tiếp xúc với hóa chất , bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp.

luatannam