19006172

Có bị xử phạt khi không chốt và trả sổ BHXH cho người lao động?

Có bị xử phạt khi không chốt và trả sổ BHXH cho người lao động?

Tổng đài cho tôi hỏi, thủ tục báo giảm lao động nghỉ việc hẳn gồm những gì ạ? Nếu như công ty báo giảm lao động rồi mà hơn 3 tháng không chịu chốt và trả sổ BHXH cho tôi thì công ty có bị xử phạt gì không, mức xử phạt như thế nào ạ? Nếu công ty không trả sổ thì em phải khiếu nại lên đâu ạ?



không chốt và trả sổ BHXH

Hỗ trợ tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, thủ tục báo giảm khi người lao động nghỉ việc được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 600a về hồ sơ thủ tục báo giảm khi người lao động nghỉ việc như sau:

“I Người tham gia:

1 Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH, Biên bản hội chẩn, Phiếu hội chẩn, bệnh án hoặc sổ khám chữa bệnh (Đối với người lao động nghỉ ốm đau dài ngày) (nếu có)

II Đơn vị:

1 Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (mẫu D02-TS)

2 Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) (nếu có)”

Theo đó, công ty sẽ phải chuẩn bị các giấy tờ như sau: Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo mẫu D02-TS. Giấy tờ trên sẽ được nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận huyện để làm thủ tục báo giảm.

Thứ hai, có bị xử phạt khi không chốt và trả sổ BHXH cho người lao động?

Căn cứ theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 47 Bộ Luật lao động năm 2012 như sau:

Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”

Như vậy, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày công ty bạn chấm dứt HĐLĐ với NLĐ thì công ty bạn có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ BHXH cho NLĐ. Trong trường hợp đặc biệt công ty bạn có thể kéo dài thời gian xác nhận và trả sổ BHXH cho NLĐ, tuy nhiên thời gian không vượt quá 30 ngày.

Ngoài ra, căn cứ theo điểm d Khoản 4 Điều 40 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:

“Điều 40. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

d) Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội.”

Như vậy, trong trường hợp công ty bạn chốt và trả sổ cho NLĐ đã quá thời hạn 03 tháng thì khi bị phát hiện, công ty bạn sẽ bị xử phạt hành chính từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi NLĐ (tối đa không quá 75.000.000 đồng).

Hơn nữa, căn cứ Khoản 1 Điều 118 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

“Điều 118. Khiếu nại về bảo hiểm xã hội

1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyềnxem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình…”.

Theo đó, nếu công ty không chốt và trả sổ cho bạn, bạn có thể khiếu nại đến phòng lao động thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở để yêu cầu giải quyết.

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Thời hạn công ty báo giảm lao động khi NLĐ nghỉ việc

Công ty từ chối chốt sổ BHXH thì NLĐ cần phải làm gì?

luatannam