Có được cấp thẻ BHYT cho vợ của thương binh nặng không?
Bố của em là thương binh nặng mẹ em phải nghỉ làm để chăm sóc cho bố. Vậy thì mẹ em có được bảo hiểm y tế miễn phí không? Và mức hưởng là 80% hay 100% thế ạ? Xin cảm ơn tổng đài rất nhiều.
- Cấp thẻ BHYT cho người phục vụ người nhiễm chất độc hóa học 85%
- Cấp thẻ BHYT cho người phục vụ thương binh hạng 1/4 năm 2020
- Chế độ BHYT đối với người phục vụ người có công với cách mạng
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về có được cấp thẻ BHYT cho vợ của thương binh nặng không; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau
Căn cứ Điều 2 Quyết định 1351/QĐ-BHXH quy định:
“Điều 2. Cấu trúc mã thẻ BHYT
1. Hai ký tự đầu (ô thứ nhất): được ký hiệu bằng chữ (theo bảng chữ cái latinh), là mã đối tượng tham gia BHYT…
c) Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng
TC: Thân nhân của người có công với cách mạng; bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của các đối tượng: … thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên…
2. Ký tự tiếp theo (ô thứ 2): được ký hiệu bằng số (theo số thứ tự từ 1 đến 5) là mức hưởng BHYT…
c) Ký hiệu bằng số 3: Được quỹ BHYT thanh toán 95% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); 100% chi phí KCB tại tuyến xã và chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% tháng lương cơ sở, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: HT, TC, CN.”
Đối chiếu quy định trên, nếu bố bạn là thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì mẹ bạn sẽ được bảo hiểm y tế miễn phí với mã TC.
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2 Quyết định 1351/QĐ-BHXH thì mẹ bạn sẽ được quỹ BHYT thanh toán 95% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT; (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc; hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); 100% chi phí KCB tại tuyến xã và chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% tháng lương cơ sở.
Tóm lại, nếu bố bạn là thương binh có mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì mẹ bạn sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí và có mức hưởng như trên.
Trên đây là bài viết về vấn đề Có được cấp thẻ BHYT cho vợ của thương binh nặng không? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Trường hợp đổi thẻ BHYT đối với người có công với cách mạng
Phục vụ người nhiễm chất độc da cam có được cấp thẻ BHYT?
Nếu còn vướng mắc về vấn đề về có được cấp thẻ BHYT cho vợ của thương binh nặng không; bạn vui lòng gọi điện thoại tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp
- Có bắt buộc làm thủ tục gộp sổ BHXH khi có từ 2 sổ BHXH trở lên không?
- Chi trả gộp trợ cấp tuất tháng 4 và tháng 5/2020 do dịch Covid-19
- KCB ở bệnh viện không có hợp đồng KCB có được thanh toán chi phí không?
- Đóng bảo hiểm xã hội không liên tục có được hưởng chế độ thai sản?
- Sinh viên thuộc hộ cận nghèo mua thẻ BHYT ở đâu