Cộng gộp tỷ lệ giám định thương tật
Xin chào anh chị tư vấn! Tôi muốn tư vấn về cộng gộp tỷ lệ giám định thương tật. Tôi là thương binh hạng 4/4, tỷ lệ thương tật 21%. Đồng thời tôi là bệnh binh hạng 2/3, tỷ lệ mất sức lao động 61%. Năm 2021, tôi giám định vết thương còn sót và kết quả thêm 16% tổng tổn thương cơ thể. Vậy, tôi có được cộng tỷ lệ giám định vết thương còn sót vào tỷ lệ mất sức lao động của bệnh binh để hưởng chế độ ưu đãi không? Mong anh chị tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn!
- Mức chi trả bảo hiểm y tế của nạn nhân chất độc màu da cam?
- Chi phí khám giám định thương tật từ 5% trở lên do ai trả?
- Có được trả chi phí giám định lần đầu thương tật trước 1/7/2016
Tư vấn Bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp cộng gộp tỷ lệ giám định thương tật; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, về cộng gộp tỷ lệ giám định thương tật:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 3 Nghị định 31/2013 NĐ-CP:
“Điều 30. Giám định lại thương tật
3. Người bị thương đã giám định thương tật nhưng còn sót vết thương chưa giám định thì được giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ ưu đãi.”
Như vậy, người bị thương tật nhưng còn sót vết thương thì sẽ được giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động. Kết quả giám định bổ sung và tổng hợp sẽ được sử dụng làm căn cứ để hưởng chế độ ưu đãi cao hơn.
Trong vấn đề của bạn: bạn là thương binh suy giảm 21% khả năng lao động. Bạn cũng là bệnh binh suy giảm 61% khả năng lao động. Nay bạn có hiện ra vết thương còn sót lại thì bạn sẽ được đi giám định bổ sung. Và mức suy giảm giám định bổ sung là 16% khả năng lao động.
Tuy nhiên hiện nay pháp luật không có quy định về việc cộng gộp tỷ lệ giám định lại thương tật với tỷ lệ suy giảm trước đó. Trường hợp, sau khi giám định vết thương còn sót mà trợ cấp đối với thương binh cao hơn trợ cấp đối với bệnh binh thì ông được xem xét chuyển hưởng trợ cấp đối với thương binh.
Thứ hai, về hồ sơ giám định tổng hợp tỷ lệ thương tật:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 56/2017/TT-BYT :
“Điều 7. Hồ sơ khám giám định tổng hợp
1. Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người được giám định tổng hợp thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh,
bao gồm cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng và người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.
2. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản giám định y khoa lần gần nhất nếu đã được giám định.
3. Các giấy tờ khác theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 hoặc Điều 6 Thông tư này phù hợp với đối tượng và loại hình giám định.
4. Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm về cộng gộp tỷ lệ giám định thương tật tại các bài viết:
Giám định suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ hưu trí
Chi phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động từ 1/7/2016
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Dịch Covid-19 có làm giảm mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ?
- Những đối tượng được hoàn trả tiền đóng bảo hiểm y tế
- Thủ tục xin cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện do sai ngày, tháng, năm sinh
- Làm thế nào để nhận TCTN sau khi cấp lại chứng minh nhân dân?
- Ngưng đóng BHXH cho người lao động có được không?