Không làm việc ở doanh nghiệp có được đóng bảo hiểm
Công ty tôi có cho 1 lao động gửi đóng Bảo hiểm xã hội đến hiện tại được 14 tháng, tức là họ không làm việc ở doanh nghiệp tôi và người lao động đó đóng 100%. Sau đó thanh tra Sở Lao động – thương binh và xã hội đến kiểm tra và phát hiện lao động đó có hợp đồng lao động tại công ty nhưng không làm việc và không hưởng lương.
Thanh tra Sở kết luận người đó không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm bắt buộc và giao cho phòng Lao động – thương binh và xã hội huyện thực hiện trả phần tiền mà người lao động đã đóng nhưng không hoàn lại phần 4,5% đã đóng cho BHYT. Như vậy kết luận của thanh tra sở có đúng không?
Tôi muốn đòi lại cả phần BHYT đã đóng có được không? Nếu tôi có phát sinh trong việc khám bệnh thì hoàn trả lại chi phí cho BHYT. Tôi muốn xin đóng bảo hiểm cho người lao động đó mà không muốn lấy tiền về có được không? Xin cảm ơn!
- Có bị phạt vi phạm hành chính khi truy thu bảo hiểm xã hội không?
- Có bị xử phạt khi không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
- Mức phạt đối với trường hợp chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn Với trường hợp Có được đóng bảo hiểm khi không làm việc ở doanh nghiệp? của bạn; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về kết luận của thanh tra sở lao động thương binh và xã hội:
+ Về kết luận: Người lao động nói trên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì:
” Điều 2. Đối tượng tham gia
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động”.
Như vậy:
Theo quy định trên, để được xác định có thuộc trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không, người lao động cần đáp ứng 2 điều kiện sau:
Một là, phải ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên; từ 1/1/2018 là hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên.
Hai là, phải tham gia làm việc tại doanh nghiệp (công ty) nơi mà người lao động tham gia kí kết hợp đồng lao động.
Khi đáp ứng được 2 điều kiện này, người lao động thuộc vào diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Vì vậy, công ty bạn có kí kết hợp đồng với người lao động, tuy nhiên họ lại không làm việc ở doanh nghiệp bạn và không hưởng lương nên người lao động đó không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, kết luận của thanh tra là chính xác.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 19006172
+ Về việc không trả lại tiền BHYT (4,5% tiền đóng BHYT hằng tháng) cho người lao động:
Đối với trường hợp này, pháp luật hiện chỉ có quy định hoàn trả tiền đóng BHYT cho đối tượng tham gia theo hộ gia đình và nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng (học sinh, sinh viên, hộ gia đình cận nghèo) mà không có quy định nào liên quan đến việc hoàn trả tiền cho người tham gia tại doanh nghiệp. Đồng thời, trong thời gian được cấp thẻ thì khi đi khám, chữa bệnh bạn đã được hưởng quyền lợi của thẻ BHYT.
Vậy nên, trong trường hợp này, việc Phòng Lao động thương binh và xã hội không trả tiền BHYT cho người lao động là hợp lý, đồng nghĩa với việc người lao động không thể yêu cầu trả lại chi phí khám chữa bệnh đã được hưởng trong thời gian này để được hoàn trả lại số tiền bảo hiểm y tế đã đóng.
Thứ hai, đối với vấn đề muốn đóng tiếp BHXH cho người lao động mà không muốn hoàn trả tiền
Như đã nói ở trên, trong trường hợp người lao động này có kí kết hợp đồng nhưng không làm việc ở doanh nghiệp và không hưởng lương thì sẽ không được đóng BHXH cho họ tại công ty bạn. Chỉ khi họ có tham gia làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ 03 tháng trở lên và có hưởng lương thì lúc này công ty bạn mới được phép đóng BHXH cho họ.
Tuy nhiên, khoảng thời gian 14 tháng trước kia mà người lao động tự đóng BHXH sẽ không được công nhận. Trường hợp này, bên phía cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ hoàn trả cho người này số tiền đã đóng. Và nếu người lao động này muốn tham gia bảo hiểm xã hội thì có thể làm hồ sơ để tham gia tự nguyện.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết sau để có thể hướng dẫn người lao động này đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu?
Trình tự, thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về đóng BHXH cho người không làm việc ở doanh nghiệp; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có tháng lẻ?
- Điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với giáo viên như thế nào?
- Cách điền cột ghi chú của mẫu D02-LT trong trường hợp nghỉ không lương
- Mức trợ cấp thất nghiệp khi đóng bảo hiểm thất nghiệp được 7 năm 11 tháng
- Mai táng phí cho công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng