Có được đóng bảo hiểm xã hội vào sổ mới khi bị mất sổ cũ không?
Em có được cấp sổ BHXH ở công ty cũ, sau đó vào công ty mới làm việc thì em đã cung cấp mã số để đóng tiếp tục vào công ty này nhưng do lâu quá em bị thất lạc mất sổ BHXH thì bây giờ có thể xin cấp lại được hay không? Thủ tục cấp lại như thế nào và nếu không cấp lại được thì em có được yêu cầu đóng bảo hiểm xã hội vào sổ mới với mã khác được không?
- Cách giải quyết khi không tìm lại được sổ bảo hiểm xã hội
- Cấp lại sổ bảo hiểm khi đã hưởng BHXH một lần mà mất hết giấy tờ
Dịch vụ tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, có thể xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi bị thất lạc hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH về vấn đề cấp lại sổ bảo hiểm như sau:
“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, khi bạn bị mất sổ bảo hiểm xã hội thì bạn có thể làm thủ tục xin cấp lại sổ tại cơ quan bảo hiểm xã hội.
Thứ hai, thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm y tế như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 31 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH sửa đổi khoản 1 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
“31. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 27 như sau:
1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, gộp sổ BHXH
1.1. Thành phần hồ sơ:
a) Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).”
Bên cạnh đó, căn cứ vào Phiếu giao nhận hồ sơ số 607 của Bảo hiểm xã hội TP.HCM về hồ sơ cấp lại sổ BHXH như sau:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người)
- Đối với người lao động có quá trình tham gia trước tháng 01/1995 và chưa được cơ quan BHXH rà soát sổ, hồ sơ cần bổ sung:
– Tờ khai cấp sổ BHXH đã được duyệt
– Nếu mất tờ khai thì nộp hồ sơ gốc
Theo đó, bạn chỉ cần nộp tờ khai theo mẫu TK1-TS cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận huyện để làm thủ tục xin cấp lại. Thời gian cấp lại sổ của bạn là không quá 10 ngày, trường hợp cần xác minh quá trình đóng thì không quá 45 ngày. Khi bạn đi nhận kết quả giải quyết hồ sơ thì cần mang theo chứng minh nhân dân để xuất trình. Trường hợp nhận thay thì người nhận cung cấp giấy uỷ quyền theo đúng quy định kèm bản chính CMND để đối chiếu.
Thứ ba, có được đóng bảo hiểm xã hội vào sổ mới khi bị mất sổ cũ không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH sửa đổi Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
“72. Sửa đổi, bổ sung Điều 46 như sau:
Điều 46. Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH
Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH đối với một người có từ 2 sổ BHXH trở lên được quản lý theo Điều 33b
2. Gộp sổ BHXH và hoàn trả
Trường hợp một người có từ 2 sổ BHXH trở lên đề nghị gộp sổ BHXH, cán bộ Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung đã ghi trên các sổ BHXH và cơ sở dữ liệu; lập Danh sách đề nghị gộp sổ BHXH (Mẫu C18-TS) chuyển cán bộ Phòng/Tổ quản lý thu thực hiện:
+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH không trùng nhau: Thực hiện gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu; hủy mã số sổ BHXH đã gộp.”
Theo đó, mỗi người chỉ được sở hữu 1 sổ bảo hiểm xã hội, khi sổ bảo hiểm của bạn bị mất thì mã số sổ của bạn vẫn còn. Do đó, bạn chỉ có thể xin cấp lại sổ mà không được đóng bảo hiểm vào sổ mới.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc thì bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
Không lấy sổ bảo hiểm cũ mà đóng vào sổ bảo hiểm mới được không?
Mất sổ BHXH thì có được bảo lưu những tháng đã đóng không
- Quy định về vấn đề bảo lưu và cộng dồn thời gian đóng BHTN
- Chế độ thai sản cho chồng khi vợ chỉ tham gia bảo hiểm y tế
- Chính sách về hưu trước tuổi của đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế
- NLĐ làm việc trong khu vực nhà nước trước năm 1995 có được hưởng lương hưu?
- Sinh mổ kết hợp với triệt sản thì có được hưởng cả hai chế độ thai sản?