Có được hưởng BHXH một lần khi đóng tự nguyện?
Tôi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian là từ năm 2015 đến nay. Vì hoàn cảnh gia đình nên không tiếp tục đóng được. Vậy tôi có được hưởng BHXH một lần khi đóng tự nguyện? Hồ sơ mà tôi cần chuẩn bị là gì? Những tháng lẻ của tôi sẽ được làm tròn hay phải bảo lưu? Tôi có được tính tiền trượt giá như những người đóng bắt buộc không? Xin cám ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi có được hưởng BHXH một lần khi đóng tự nguyện cho chúng tôi. Tổng đài tư vấn xin trả lời bạn như sau:
Thứ nhất, có được hưởng BHXH một lần khi đóng tự nguyện?
Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định:
“Điều 7. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 77 của Luật Bảo hiểm xã hộivà Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động”.
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 quy định như sau:
“Điều 1.
1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần”.
Như vậy, bạn đóng bảo hiểm tự nguyện thì và thì sau 01 năm dừng đóng bảo hiểm bạn sẽ được giải quyết bảo hiểm xã hội một lần khi có yêu cầu.
Thứ hai, về hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi đóng tự nguyện
Căn cứ Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH (có hiệu lực từ ngày 01/05/2019) quy định như sau:
“Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
a) Trường hợp hưởng BHXH một lần.
a1) Sổ BHXH.
a2) Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB…”
Như vậy, để hưởng BHXH một lần bạn cần chuẩn bị:
– Sổ BHXH đã được chốt.
– Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.
Khi đi nộp bạn cần xuất trình thêm chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu/sổ tạm trú.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Thời gian tối đa nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Tư vấn bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ ba, về tháng lẻ khi hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
“Điều 6. Bảo hiểm xã hội một lần
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần:
c) Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cả trước và sau ngày 01 tháng 01 năm 2014 mà thời gian đóng trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần”.
Bạn đóng BHXH tự nguyện từ 2015 đến nay là tháng 01/2021; tổng cộng là 6 năm 1 tháng. Theo quy định trên đây thì 01 tháng lẻ của bạn sẽ được làm tròn thành nửa năm chứ không bị bảo lưu lại.
Thứ tư, về hệ số trượt giá cho người đóng BHXH tự nguyện khi nhận tiền một lần
Căn cứ Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định 134/2014/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 4. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội
Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội theo Điều 79 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng.
2. Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 1 Điều này được điều chỉnh như sau:
a) Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm bằng thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của từng năm nhân với mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng;
b) Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hằng năm và được xác định bằng công thức sau:
Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t | Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100% |
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100% |
Trong đó:
– t: Là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;
– Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một)”.
Đối chiếu quy định nêu trên, bạn đóng BHXH tự nguyện thì khi nhận BHXH một lần bạn cũng được tính hệ số trượt giá.
Trên đây là bài viết về vấn đề Có được hưởng BHXH một lần khi đóng tự nguyện? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Mức tiền trượt giá năm 2019 khi tính chế độ cho người tham gia BHXH tự nguyện
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về có được hưởng BHXH một lần khi đóng tự nguyện; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội một lần 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
-> Bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện có tính trên lương cơ sở?
- Hướng dẫn chi tiết cách điền mẫu D02-LT Quyết định 505
- Tiếp tục đóng bảo hiểm như thế nào để được hưởng chế độ thai sản?
- Có được nộp hồ sơ hưởng BHTN khi mới nghỉ việc chưa nhận sổ BHXH?
- Có được hưởng chế độ thai sản khi bị đình chỉ thai nghén không?
- Những trường hợp nào sẽ được cấp thẻ BHYT mang mã số 2?