19006172

Có được hưởng dưỡng sức sau sinh khi công ty tạm ngừng hoạt động?

Có được hưởng dưỡng sức sau sinh khi công ty tạm ngừng hoạt động?

Tôi nghỉ thai sản từ tháng 11/2019 theo dự định là tháng 5/2020 đi làm lại, nhưng hiện công ty đang tạm ngừng hoạt động do dịch thì tôi có được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh không? Trong thời gian nghỉ dịch nên tôi chưa nộp hồ sơ thai sản cho công ty thì trong thời hạn bao nhiêu lâu tôi vẫn có thể nộp hồ sơ thai sản và trường hợp nộp chậm so với quy định thì có được giải quyết không? Xin cảm ơn tổng đài rất nhiều.



Dưỡng sức sau sinh khi công ty tạm ngừng

Luật sư tư vấn chế độ thai sản qua tổng đài 19006172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, có được hưởng dưỡng sức sau sinh khi công ty tạm ngừng hoạt động?

Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

“Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Như vậy, theo quy định này trường hợp dưỡng sức sau sinh áp dụng cho lao động nữ đã nghỉ hết chế độ thai sản trong vòng 30 ngày quay trở lại làm việc mà sức khỏe không đảm bảo phải tiếp tục nghỉ thêm. 

Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn, hiện tại công ty bạn đang tạm ngừng hoạt động do dịch nên bạn chưa thể đi làm lại sau khi sinh con. Vì vậy, trường hợp quá thời hạn 30 ngày đầu làm việc sau thời gian hưởng chế độ thai sản mà bạn chưa trở lại làm việc tại công ty thì bạn sẽ không được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh.

Thứ hai, về thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

“Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.”

Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn vẫn có thể nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc tại công ty.

Thứ ba, giải quyết trong trường hợp chậm nộp hồ sơ thai sản

Căn cứ theo quy định tại Điều 116 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

“Điều 116. Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định

1. Trường hợp vượt quá thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 và khoản 2 Điều 110, khoản 1 và khoản 2 Điều 112 của Luật này thì phải giải trình bằng văn bản.

2. Trường hợp nộp hồ sơ và giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của người lao động hoặc thân nhân của người lao động thuộc đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.”

Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp nếu quá hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản thì bạn sẽ phải có thêm văn bản giải trình về lý do nộp hồ sơ chậm để cơ quan BHXH xem xét giải quyết.

Mọi thắc mắc liên quan đến chế độ thai sản, bạn vui lòng liên hệ đến Dịch vụ tư vấn chế độ thai sản online: 19006172 để được trực tiếp tư vấn và giải đáp.

->Thời hạn giải quyết chế độ thai sản theo quy định hiện hành

luatannam