Có được lựa chọn nơi đăng ký cơ sở khám chữa bệnh ban đầu?
Có được lựa chọn nơi đăng ký cơ sở khám chữa bệnh ban đầu? Quê tôi ở Thanh Hóa nhưng tôi làm tự do việc tại Bình Dương nhưng không có sổ tạm trú. Nay tôi muốn mua BHYT để đi khám chữa bệnh nhưng nghe nói khi mua ở quê phải đăng ký tại BV đó. Như vậy, vào Bình Dương đâu có dùng được? Tôi có thể đăng ký KCB ban đầu ở bình dương được không?
- Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu?
- Thủ tục đổi thẻ BHYT khi thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu
- Thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về lựa chọn nơi đăng ký cơ sở khám chữa bệnh ban đầu; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về việc đăng ký khám chữa bệnh ban đầu
Căn cứ điều 8 và khoản 1 điều 9 Thông tư số 40/2015/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 8. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến xã, tuyến huyện
Người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu (sau đây gọi tắt là khám bệnh, chữa bệnh ban đầu) tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo quy định trên, người tham gia BHYT không bị giới hạn phạm vi địa giới hành chính về việc đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu. Như vậy, bạn có thể lựa chọn đăng ký cơ sở khám chữa bệnh ban đầu sao cho phù hợp với điều kiện công việc mà không phải đăng ký theo nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú. Do đó, bạn có thể mua BHYT ở Thanh hóa và đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu tại Bình Dương.
Thứ hai, về việc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khác nơi đăng ký KCB ban đầu
Căn cứ tại Mục 1, 2, 3 Công văn 943/BHXH-CSYT/2016 quy định về thông tuyến khám chữa bệnh như sau:
“1. Phối hợp với các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn quy định tại Điều 4 Thông tư số 40/2015/TTLT-BYT-BTC(không bao gồm các cơ sở y tế không phải là bệnh viện) và Điểm 3, Mục I Công văn số 978/BYT-BH của Bộ Y tế để đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT đến khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến có xuất trình thẻ BHYT và các giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ theo mức hưởng BHYT quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 22 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật BHYT kể từ ngày 01/01/2016.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
2. Trường hợp người có thẻ BHYT đến khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các bệnh viện tuyến huyện từ ngày 01/01/2016 đến ngày Công văn này được ký, ban hành, có xuất trình thẻ BHYT và các giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ nhưng chưa được hưởng quyền lợi BHYT tại bệnh viện: BHXH các tỉnh tiếp nhận hồ sơ đề nghị thanh toán, tổ chức giám định để chi trả trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người có thẻ BHYT theo quy định tại Điểm 1 Công văn này.”
Theo quy định trên, hiện nay Bộ Y tế quy định thực hiện khám chữa bệnh trái tuyến bệnh viện tuyến huyện/quận trên toàn quốc mà vẫn được hưởng BHYT như đi đúng tuyến (được quy định tại Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014).
Khi đến khám chữa bệnh người bệnh phải xuất trình thẻ BHYT và chứng minh thư nhân dân hoặc các giấy tờ khác có ảnh để được hưởng BHYT.
Như vậy, dù bạn đăng ký cơ sở khám chữa bệnh ban đầu tại Thanh Hóa thì bạn vẫn có thể đi khám chữa bệnh ở các bệnh viện thuộc tuyến quận/huyện tại Bình Dương mà vẫn hưởng quyền lợi BHYT như đúng tuyến.
Trên đây là bài viết về vấn đề có được lựa chọn nơi đăng ký cơ sở khám chữa bệnh ban đầu? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết:
Muốn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu thì phải làm như thế nào?
Thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu trong thẻ bảo hiểm y tế
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về lựa chọn nơi đăng ký cơ sở khám chữa bệnh ban đầu, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.