19006172

Có được rút bảo hiểm xã hội 1 lần khi bị bệnh hiểm nghèo

Có được rút bảo hiểm xã hội 1 lần khi bị bệnh hiểm nghèo

Xin chào Tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về rút bảo hiểm xã hội 1 lần khi bị bệnh hiểm nghèo. Tôi năm nay 52 tuổi và có 30 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do cảm thấy sức khỏe có dấu hiệu không khỏe; nên tôi đã đi khám và bác sĩ chẩn đoán tôi bị bệnh ung thư dạ dày; phải nhập viện gấp. Hiện tại tôi đang điều trị tại bệnh viện đa khoa thành phố Sơn La. Tôi muốn rút bảo hiểm một lần để lấy tiền điều trị. Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần không? Xin cảm ơn.



Rút bảo hiểm xã hội 1 lầnTư vấn bảo hiểm xã hội:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi; với trường hợp của bạn về rút bảo hiểm xã hội 1 lần khi bị bệnh hiểm nghèo; Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:

Căn cứ Điều 4 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 18/2022/TT-BYT quy định:

“Điều 4. Trường hợp mắc bệnh được hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Ngoài trường hợp đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội, người mắc các bệnh, tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn được hưởng bảo hiểm xã hội một lần;”

Như vậy, trường hợp của bạn có 30 năm đóng bảo hiểm; và bạn mắc căn bệnh ung thư – đây là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng; cho nên theo quy định trên bạn đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần ngay sau khi nghỉ việc mà không phải đợi đến khi nghỉ việc đủ 01 năm.

Ngoài ra, theo tinh thành tại Điều 5 Thông tư 14/2016/TT-BYT (văn bản này đã hết hiệu lực) quy định về thẩm quyền xác định hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần:

” 1. Việc xác định các bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này phải được thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, cha bệnh quy định tại các Khoản 1, 2, 4, 5 và 8 Điều 4 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có phạm vi chuyên môn hoạt động phù hp với nội dung xác định bệnh hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần”.

Các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền bao gồm:

+  Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

+  Trung tâm y tế huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh; Trung tâm y tế huyện có phòng khám đa khoa;

+  Bệnh viện đa khoa hạng III, hạng IV và chưa xếp hạng thuộc các Bộ, Ngành hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành;

+  Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương;

+  Trung tâm y tế quân – dân y, Bệnh xá quân y, Bệnh xá quân – dân y, Bệnh viện quân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, bệnh viện quân – dân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Hồ sơ đăng ký rút bảo hiểm xã hội 1 lần bao gồm:

Theo Điều 20 Quyết định 166/2019/QĐ-BHXH, cụ thể:

“1. Sổ BHXH.

2. Đơn theo mẫu số 14-HSB (bản chính)”.

Bên cạnh đó, tại Quyết định 222/QĐ-BHXH quy định:

“d. Trường hợp bị mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS thì có thêm trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng không tự phục vụ được; nếu bị mắc các bệnh khác thì thay bằng Biên bản giám định mức suy giảm từ 81% KNLĐ trở lên của Hội đồng GĐYK thể hiện tình trạng không tự phục vụ được.

Rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

Kết luận:

Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp; thì bạn đủ điều kiện được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần. Và để nộp hồ sơ, bạn chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:

+) Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần (theo mẫu 14-HSB)

+ Sổ bảo hiểm;

+ Sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ tạm trú.

Tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định của pháp luật về khám bệnh; cha bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp.

Lưu ý: Khi đi nộp hồ sơ bạn cần mang theo căn cước công dân hoặc hộ chiếu để chứng minh nhân thân.

Ngoài ra, bạn vui lòng tham khảo thêm tại bài viết:

Cách tính mức hưởng Bảo hiểm xã hội 1 lần,

Hồ sơ và mức hưởng Bảo hiểm xã hội một lần

Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì về rút bảo hiểm xã hội 1 lần khi bị bệnh hiểm nghèo; thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam