Có được rút tiền TCTN 1 lần nếu ra nước ngoài định cư?
Trường hợp em đi nước ngoài định cư thì số tiền hưởng TCTN em có được rút 1 cục luôn không? Cần thực hiện thủ tục gì khi đang hưởng TCTN mà đi ra nước ngoài định cư?
- Có được hưởng trợ cấp thất nghiệp một lần không
- Có được nhận trợ cấp thất nghiệp một lần cho các tháng còn lại
Luật sư tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, có được rút tiền TCTN 1 lần nếu ra nước ngoài định cư?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 52 Luật Việc làm năm 2013 quy định như sau:
“Điều 52. Thông báo về việc tìm kiếm việc làm
1. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh,…;
b) Trường hợp bất khả kháng….”
Bên cạnh đó, căn cứ điểm g khoản 3 Điều 53 Luật việc làm 2013 về các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp:
“3. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:
g) Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;”
Và theo hướng dẫn cụ thể tại điểm g khoản 1 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định
“g) Ra nước ngoài để định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng
Ngày mà người lao động được xác định ra nước ngoài định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng là ngày người lao động xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh.“
Như vậy, khi bạn ra nước ngoài định cư thì bạn sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ không được hưởng TCTN nữa và cũng không được nhận TCTN 1 cục cho những tháng còn lại.
Thứ hai, cần thực hiện thủ tục gì khi đang hưởng TCTN mà đi ra nước ngoài định cư?
Căn cứ theo Khoản 9 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP thì:
“9. Sửa đổi, bổ sung điểm b, d, đ, e, h khoản 1; khoản 2; khoản 5 Điều 21:
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày người lao động thuộc các trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, d và h khoản 1 Điều này, người lao động phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và kèm theo bản sao giấy tờ có liên quan đến việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày ghi trên dấu bưu điện.
5. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 1 Điều này thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian còn lại mà người lao động chưa nhận trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định, trừ trường hợp người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại điểm b, c, h khoản 1 Điều này nhưng không thực hiện thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Theo đó, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày bạn bị chấm dứt hưởng TCTN bạn không cần phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và những tháng hưởng TCTN còn lại của bạn cũng không được bảo lưu.
Mọi thắc mắc liên quan đến trợ cấp thất nghiệp, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp
Các trường hợp được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp khi ra nước ngoài định cư
- Có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động đang thử việc?
- Công tác trong lực lượng vũ trang có được hưởng thai sản khi vợ sinh?
- KCB trái tuyến ở bệnh viện Quân Y 175 có được hưởng BHYT không?
- Chi phí khám chữa bệnh đối với người đang điều trị mà thẻ BHYT hết hạn
- Mức hưởng BHYT 5 năm liên tục khi khám, chữa bệnh trái tuyến