Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu lên tuyến tỉnh không?
Tôi muốn hỏi về có được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu lên tuyến tỉnh? Tôi muốn hỏi tôi là người tỉnh lẻ nên mua bảo hiểm y tế tuyến huyện. Bây giờ tôi sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh và đang mang thai. Tôi muốn chuyển đổi bảo hiểm y tế lên bệnh viện Từ Dũ cho tiện việc thăm khám thai kỳ và sinh đẻ thì có được không? Tôi xin cảm ơn.
- Hướng dẫn cách thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu
- Có được thay đổi nơi KCB ban đầu?
- Xã/phường không thay đổi nơi KCB ban đầu thì thay đổi ở đâu?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu lên tuyến tỉnh của bạn chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 như sau:
“2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh; chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.”
Như vậy, người tham gia bảo hiểm y tế vào đầu mỗi quý trong năm có thể làm thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu.
Thứ hai, về thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu lên tuyến tỉnh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 40/2015/TT-BYT:
“Điều 9. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh; chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến tỉnh; tuyến trung ương
1. Người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký khám bệnh; chữa bệnh ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 và Điều 6 Thông tư này trong các trường hợp sau đây:
a) Người thường trú; tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này hoặc các cơ sở đó không đáp ứng được việc khám bệnh; chữa bệnh ban đầu cho người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Giám đốc Sở Y tế sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương;
b) Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được đăng ký khám bệnh; chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 và Điều 6 Thông tư này do Giám đốc Sở Y tế quy định sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương.
2. Người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký khám bệnh; chữa bệnh ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 8, khoản 1 Điều 9 Thông tư này hoặc được đăng ký khám bệnh; chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh; chữa bệnh bảo hiểm y tế khác trong các trường hợp sau đây:
a) Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khoẻ theo Hướng dẫn số 52 HD/BTCTW ngày 02 tháng 12 năm 2005 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về việc điều chỉnh bổ sung đối tượng khám, chữa bệnh tại một số cơ sở y tế của Trung ương được đăng ký khám bệnh; chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng; Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế hoặc cơ sở khám bệnh; chữa bệnh khác quy định tại Điều 5 (trừ Khoản 4) và các khoản 1,2 và 4 Điều 6 Thông tư này;
b) Đối tượng thuộc diện được quản lý; bảo vệ sức khỏe cán bộ của tỉnh; thành phố được đăng ký khám bệnh; chữa bệnh ban đầu tại phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh hoặc cơ sở khám bệnh; chữa bệnh tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 Thông tư này;
c) Người có công với cách mạng; người từ đủ 80 tuổi trở lên được đăng ký khám bệnh; chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh; chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 9 Điều 5; các khoản 1, 2 và 4 Điều 6 Thông tư này;
d) Trẻ em dưới 6 tuổi được đăng ký khám bệnh; chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh; chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 5 Thông tư này;
đ) Người công tác trong quân đội khi nghỉ hưu được đăng ký khám bệnh; chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh; chữa bệnh quy định tại Khoản 9 Điều 5; Khoản 4 Điều 6 Thông tư này.
3. Người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo; huyện đảo được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một cơ sở khám bệnh; chữa bệnh thuận lợi nhất trên đất liền nếu trên các xã đảo; huyện đảo không có cơ sở khám bệnh; chữa bệnh quy định tại các điều 3, 4, 5 và 6 Thông tư này.”
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy theo quy định thì chỉ những đối tượng trên mới được đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu tuyến tỉnh, trung ương.
Theo thông tin bạn cung cấp; bạn có nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tuyến huyện; bây giờ muốn chuyển nơi khám chữa bệnh đến Bệnh viện Từ Dũ. Bệnh viện Từ Dũ được xác định là bệnh viện tuyến tỉnh. Do đó, bạn chỉ được thay đổi nơi khám chữa bệnh đến bệnh viện Từ Dũ nếu thuộc một trong các đối tượng được quy định trên.
Kết luận:
Chỉ những đối tượng thuộc quy định tại Điều 9 Thông tư 40/2015/TT-BYT mới được đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu hoặc thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu lên tuyến tỉnh.
Trên đây là bài viết về vấn đề có được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu lên tuyến tỉnh không? Bạn có thể tham khảo bài viết:
Thủ tục đổi thẻ BHYT khi thay đổi nơi KCB ban đầu
Mới được cấp lại thẻ BHYT có được thay đổi nơi KCB ban đầu?
Mọi thắc mắc liên quan đến bảo hiểm y tế; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn; giải đáp.
- Xác định tiền lương làm căn cứ hưởng chế độ thai sản
- Trẻ dưới 6 tuổi mức hưởng BHYT gồm tiền thuốc và vật tư y tế không?
- Bệnh tái phát thì có thể yêu cầu bệnh viện cấp giấy chuyển tuyến không?
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai chết lưu năm 2021
- Hưởng bảo hiểm xã hội một lần cần có tất cả các quyết định thôi việc không?