Có được trả thẻ bảo hiểm y tế sau khi cho người khác mượn thẻ
Cho tôi hỏi về vấn đề cho người khác mượn thẻ BHYT. Tôi đang hưởng lương hưu ở Hà Nội, được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Vừa qua tôi cho người em đi khám, chữa bệnh mượn thẻ BHYT để sử dụng do hoàn cảnh khó khăn. Nay, bệnh viện biết và giữ thẻ BHYT của tôi, vậy tôi có được lấy lại thẻ BHYT không?
- Xử phạt khi cho mượn thẻ BHYT để khám chữa bệnh
- Xử phạt hành vi tẩy xóa, sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế
- Có được thanh toán lại chi phí khám chữa bệnh khi không mang thẻ bảo hiểm y tế
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi có được trả thẻ bảo hiểm y tế sau khi cho người khác mượn thẻ tới Tổng đài tư vấn . Với trường hợp của bạn; chúng tôi xin trả lời cho bác như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì người tham gia bảo hiểm y tế có nghĩa vụ: “Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế.” Vì vậy, hành vi cho mượn thẻ BHYT của bạn là trái pháp luật.
Đồng thời theo quy định tại Điều 49 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014: “Người nào có hành vi vi phạm các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến bảo hiểm y tế thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.
Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà em của bác và bác có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mặt khác, theo quy định tại Khoản 1 Điều 84 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2020 như sau:
“Điều 84. Vi phạm quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trường hợp của bác, bác cho người em mượn thẻ bảo hiểm y tế là vi phạm nghĩa vụ của người tham gia BHYT. Hành vi này bị phạt tiền theo mức độ thiệt hại gây ra cho quỹ BHYT nhưng sẽ không bị thu hồi lại thẻ BHYT nên bạn sẽ được trả lại thẻ BHYT. Đây là quy định mới so với Nghị điịnh 173/2013/NĐ-CP là sẽ bị kiến nghị thu hồi lại thẻ BHYT.
Trên đây là bài viết về vấn đề có được trả thẻ bảo hiểm y tế sau khi cho người khác mượn thẻ. Bạn có thể vui lòng tham khảo thêm tại bài viết:
Xử phạt hành vi tẩy xóa, sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế
Cho mượn thẻ bảo hiểm y tế bị phạt như thế nào?
Mọi thắc mắc về vấn đề có được trả thẻ bảo hiểm y tế sau khi cho người khác mượn thẻ, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.