Có được ủy quyền nhận thay tiền thanh toán chi phí KCB không?
Tôi có đi điều trị bệnh tại bệnh viện, nhưng lúc nhập viện thẻ BHYT của tôi đang trong quá trình chờ cấp lại nên tôi đã mang hóa đơn tiền viện phí lên cơ quan BHXH để được thanh toán lại chi phí KCB, vây cho tôi hỏi hồ sơ thanh toán lại gồm những giấy tờ gì ạ? Trường hợp cơ quan BHXH đã có giấy hẹn cho tôi ngày khác tới lấy tiền nhưng tôi phải đi công tác tôi không thể đến đúng ngày hẹn được thì tôi có được ủy quyền cho em gái tôi tới nhận hộ nhưng cơ quan BHXH không?
- Nhận thay tiền thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT
- Thanh toán lại chi phí điều trị khi không mang thẻ bảo hiểm y tế
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi có được ủy quyền nhận thay tiền thanh toán chi phí KCB không của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, hồ sơ thanh toán lại chi phí KCB gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ vào Điều 28 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 28. Hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp
1. Các giấy tờ là bản chụp (kèm theo bản gốc để đối chiếu) gồm:
a) Thẻ bảo hiểm y tế, giấy chứng minh nhân thân theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
b) Giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh của lần khám bệnh, chữa bệnh đề nghị thanh toán.
2. Hóa đơn và các chứng từ có liên quan.”
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn thì hồ sơ thanh toán lại chi phí KCB gồm những giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị thanh toán chi phí KCB;
– Thẻ BHYT kèm chứng minh nhân dân;
– Giấy ra viện; phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh của lần KCB đề nghị thanh toán.
– Bản chính các chứng từ hợp lệ (hóa đơn mua thuốc, hóa đơn thu viện phí và các chứng từ có liên quan).
Thứ hai, có được ủy quyền nhận thay tiền thanh toán chi phí KCB không?
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 29 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 29. Nộp hồ sơ, giải quyết thanh toán trực tiếp
1. Người bệnh hoặc thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật của người bệnh trực tiếp nộp hồ sơ quy định tại Điều 28 Nghị định này cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 138 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
“Điều 138. Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.”
Như vậy, theo quy định trên cá nhân vẫn có quyền ủy quyền cho người khác tiến hành thực các giao dịch, hợp đồng thay cho mình. Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn thì cơ quan BHXH có giấy hẹn để thanh toán lại thì bạn vẫn được ủy quyền nhận thay tiền thanh toán chi phí KCB cho em gái bạn. Và khi đi em gái bạn mang theo giấy hẹn của cơ quan BHXH, chứng minh nhân dân và giấy ủy quyền theo quy định pháp luật.
Trên đây là bài viết về có được ủy quyền nhận thay tiền thanh toán chi phí KCB không?
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về ủy quyền nhận thay tiền thanh toán chi phí KCB, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế khi thông tin ghi trên thẻ bị mờ
Quyền lợi cho người lao động khi công ty gia hạn thẻ BHYT muộn