Có nên hưởng BHTN khi chuẩn bị đi xuất khẩu lao động không
Cho em hỏi về vấn đề có nên hưởng BHTN khi chuẩn bị đi xuất khẩu lao động không? Em làm công ty được 5 năm 1 tháng. Giờ em nghỉ công ty rồi. Hiện đang chờ đi xuất khẩu lao động (chưa được bay do dịch covid 19). Em muốn đi đăng ký hưởng BHTN mà lại sợ đang hưởng thì lại được bay. Vậy cho em hỏi trường hợp em đang hưởng BHTN mà phải đi xuất khẩu lao động thì thời gian chưa hưởng BHTN của em có được bảo lưu không?. Nếu giờ em muốn hưởng BHTN thì phải nộp hồ sơ đến đâu? Đang ảnh hưởng của dịch thì hàng tháng có phải thông báo tình hình tìm kiếm việc làm không? Xin nhờ giải đáp thắc mắc này dùm em xin cảm ơn ạh.
- Người đang hưởng BHTN đã có việc làm nhưng không khai báo?
- Hoàn lại tiền khi có việc làm nhưng vẫn hưởng BHTN
Hỗ trợ tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, hưởng TCTN trong trường hợp đi xuất khẩu lao động
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định:
“Điều 21. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
g) Ra nước ngoài để định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng
Ngày mà người lao động được xác định ra nước ngoài định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng là ngày người lao động xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh.
5. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các Điểm b, c, h, l, m và n Khoản 1 Điều này thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian còn lại mà người lao động chưa nhận trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.”
Như vậy, dẫn chiếu quy định trên trường hợp bạn đang hưởng TCTN mà đi xuất khẩu lao động thì bạn phải chấm dứt hưởng TCTN. Và khi đó thời gian đóng BHTN tương ứng với thời gian còn lại mà bạn chưa nhận TCTN thì sẽ không được bảo lưu để làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thứ hai, về nơi nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP về nộp hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
“1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.”
Như vậy, theo quy định này thì nếu bạn muốn nhận trợ cấp thất nghiệp thì bạn sẽ nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm ở địa phương mà bạn muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Thứ ba, về việc khai báo việc làm khi nằm trong khu vực bị phong tỏa do dịch corona
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 có quy định như sau:
“Điều 10. Thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải trực tiếp thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Ốm đau nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Bị hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
d) Cha, mẹ, vợ/chồng, con của người lao động chết; người lao động hoặc con của người lao động kết hôn có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Các trường hợp không trực tiếp đến trung tâm dịch vụ việc làm thì chậm nhất trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của thời hạn thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm theo quy định, người lao động phải gửi thư bảo đảm hoặc ủy quyền cho người khác nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ theo quy định nêu trên đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày gửi ghi trên dấu bưu điện.”
Như vậy, theo quy định này thì trường hợp bạn đã được nhận BHTN thì hàng tháng bạn phải trực tiếp thông báo tình hình tìm kiếm việc làm với bên trung tâm dịch vụ việc làm. Trường hợp do dịch thì bạn phải thuộc trường hợp được xác định là ốm đau có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền hoặc thuộc trường hợp dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch UBND xã phường thị trấn thì chậm nhất trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của thời hạn thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm theo quy định bạn phải gửi thư bảo đảm hoặc ủy quyền cho người khác gửi các giấy tờ đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn và giải đáp trực tiếp.
->Nộp hồ sơ hưởng BHTN bao lâu thì sẽ được nhận tiền tháng thứ nhất
- Thân nhân đã mất thì có cần ghi tên vào tờ khai thân nhân hay không?
- Hết hợp đồng lao động và nghỉ việc thì có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
- Giải quyết bảo hiểm xã hội khi cho mượn hồ sơ đi làm
- Nơi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định năm 2023
- Tư vấn bảo hiểm chế độ tử tuất trực tuyến 1900 6172