19006172

Có phải đóng tiền tham gia BHYT học sinh khi là con thương binh?

Có phải đóng tiền tham gia BHYT học sinh khi là con thương binh?

Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề như sau: Con tôi hiện nay đang chuẩn bị vào lớp 6, bố cháu vừa được công nhận là thương binh và bên ủy ban có nói là gia đình sẽ được cấp thẻ BHYT theo diện thân nhân. Vậy cho tôi hỏi tôi có phải đóng tiền mua BHYT cho con ở trường nữa hay không? Và mức hưởng BHYT của thân nhân thương binh với đối tượng học sinh thì cái nào sẽ cao hơn? Hướng dẫn giúp em vấn đề này với ạ, xin cảm ơn rất nhiều.



đóng tiền tham gia BHYT học sinh

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 19006172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, có phải đóng tiền tham gia BHYT học sinh khi là con thương binh?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng

12. Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại khoản 11 Điều này, gồm:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của các đối tượng: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

b) Con đẻ từ đủ 6 tuổi trở lên của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học không tự lực được trong sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt được hưởng trợ cấp hàng tháng.

Điều 4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng

3. Học sinh, sinh viên.”

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật bảo hiểm y té sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì:

“Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.”

Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; nếu chồng bạn là thương binh suy giảm trên 61% khả năng lao động thì con bạn sẽ được cấp thẻ BHYT thân nhân của thương binh mà không cần phải đóng tiền tham gia BHYT học sinh ở trường.

Thứ hai, về mức hưởng BHYT của thân nhân thương binh

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

e) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;

g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;”

Theo đó, mức hưởng BHYT theo đối tượng thân nhân của thương binh sẽ là 95% chi phí còn đối tượng học sinh sẽ là 80% chi phí.

Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7:1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

Vợ thương binh 3/4 có được cấp thẻ BHYT theo đối tượng thân nhân?

Học sinh có phải đổi lại thẻ BHYT khi sang năm mới không

luatannam