Có phải người đóng bảo hiểm bắt buộc đều được nhân tiền trượt giá không?
Xin hỏi có phải mọi trường hợp người đóng bảo hiểm bắt buộc đều được nhân tiền trượt giá khi nhận BHXH một lần không? Tại sao nhân viên bảo hiểm lại bảo trường hợp của tôi là viên chức nên không có được nhân tiền trượt giá?
- Cách thức tính bảo hiểm xã hội một lần cho năm 2018 như thế nào?
- Hồ sơ hưởng BHXH một lần có cần giấy xác nhận tạm trú không?
- Các vấn đề liên quan đến giải quyết hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Tư vấn bảo hiểm xã hội một lần:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với vấn đề Có phải người đóng bảo hiểm bắt buộc đều được nhân tiền trượt giá không? của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Khoản 1 Điều 1 Thông tư 32/2017/TT-BLĐTBXH về đối tượng áp dụng mức điều chỉnh tiền lương khi hưởng bảo hiểm xã hội:
“Điều 1. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP bao gồm:
a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2018.
b) Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2018.
2. Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2018.”
Mặt khác, Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
c) Cán bộ, công chức, viên chức;…”
Tư vấn bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến: 1900.6172
Do đó, đối tượng áp dụng quy định về mức điều chỉnh tiền lương của người hưởng BHXH một lần như sau:
– Nếu như người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01/01/2016 thì khi hưởng bảo hiểm xã hội một lần, mức điều chỉnh tiền lương sẽ áp dụng cho khoảng thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2016 trở đi.
– Nếu như người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định thì mức điều chỉnh tiền lương được áp dụng bình thường cho tất cả các thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Đối chiếu với quy định trên với trường hợp của bạn, nhân viên bảo hiểm cho biết bạn là viên chức nên không được nhân tiền trượt giá khi hưởng BHXH một lần thì có thể là do bạn không đáp ứng điều kiện: bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi đóng BHXH từ năm 2014 đến 2017
Hưởng BHXH một lần khi vừa đóng BHXH theo Nhà nước và NSDLĐ
Nếu còn vấn đề thắc mắc về Có phải người đóng bảo hiểm bắt buộc đều được nhân tiền trượt giá không? , bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn trực tiếp.
- Xác định thời hạn nộp hồ sơ hưởng TCTN của NLĐ năm 2023
- Cấp lại thẻ BHYT khi chứng minh nhân dân hết hạn
- Công ty có thể tạm dừng đóng bảo hiểm do dịch Covid-19 hay không?
- Có cần xuất trình giấy chuyển tuyến khi đi khám lại theo giấy hẹn?
- Đang nghỉ thai sản nhưng hợp đồng hết hạn có tính là thời gian tham gia bảo hiểm