Có phải tham gia BHYT doanh nghiệp khi đã có thẻ BHYT hộ gia đình?
Có phải tham gia BHYT theo doanh nghiệp khi đã có thẻ BHYT hộ gia đình? Tôi đã mua thẻ bhyt hộ gia đình từ đầu năm 2020, đến tháng 8/2020 tôi đi làm công nhân và công ty vẫn yêu cầu tôi phải đóng bhyt. Tôi không tham gia BHYT theo doanh nghiệp có được không?
- Tham gia BHYT trong trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng?
- Người lao động có phải mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình?
- Tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện khi doanh nghiệp nợ tiền
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn đã có thẻ BHYT hộ gia đình có phải tham gia BHYT theo doanh nghiệp hay không; xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về đối tượng tham gia BHYT theo doanh nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 :
Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình; trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.”
Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 2 Điều 13 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 quy định:
“2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.”
Như vậy, trường hợp của bạn đồng thời thuộc đối tượng tham gia BHYT theo nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng; nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.
Theo đó, bạn phải tham gia BHYT theo đối tượng đầu tiên được xác định theo thứ tự – nhóm tham gia BHYT theo nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng. Bạn có thể làm thủ tục hoàn trả BHYT hộ gia đình, số tiền tương ứng với thời gian còn lại của thẻ BHYT sẽ được hoàn trả.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ hai, về việc hoàn trả tiền đóng BHYT:
Theo quy định tại Điều 20 Quyết định 595/QĐ- BHXH :
“1.Người đang tham gia BHYT theo đối tượng tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 17 được hoàn trả tiền đóng BHYT trong các trường hợp sau:
1.1. Người tham gia được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới; nay báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó (có thứ tự đóng xếp sau đối tượng mới theo quy định tại Điều 12 Luật BHYT);
2. Số tiền hoàn trả tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ. Thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ được tính từ thời điểm sau đây:
2.1. Từ thời điểm thẻ BHYT được cấp theo nhóm mới bắt đầu có giá trị sử dụng đối với đối tượng tại Điểm 1.1 Khoản 1 Điều này.”
Theo đó, một người đã tham gia thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình; sau đó lại được tham gia BHYT theo doanh nghiệp; thì khoảng thời gian còn giá trị sử dụng trên thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình sẽ được hoàn trả lại. Số tiền hoàn trả tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ.
Kết luận:
Để đảm bảo quyền lợi của mình khi bạn đã tham gia thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình; sau đó thuộc đối tượng phải đóng BHYT theo doanh nghiệp thì bạn sẽ được hoàn trả lại tiền đóng bảo hiểm y tế. Trong đó, số tiền hoàn trả tính theo mức đóng BHYT; và thời gian còn lại thẻ BHYT có giá trị sử dụng.
Về hồ sơ hoàn trả, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Hồ sơ hoàn trả tiền đóng bảo hiểm y tế
Quyền lợi bảo hiểm y tế cho đối tượng tham gia là người lao động
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Trường hợp sổ bảo hiểm xã hội bị thất lạc thì thủ tục cấp lại như thế nào?
- Quy định trường hợp sinh mổ thì phải nộp giấy tờ gì cho công ty
- Mức hưởng trợ cấp TNLĐ lần hai khi có nhiều hợp đồng lao động
- Được hoàn trả tiền BHXH do bị đóng trùng ở 02 công ty không?
- Bệnh phát sinh trong quá trình điều trị sau khi chuyển tuyến