19006172

Có phải trả lại thẻ BHYT khi thôi việc?

Có phải trả lại thẻ BHYT khi thôi việc?

Có phải trả lại thẻ BHYT khi thôi việc? Năm 2020, tôi được công ty cấp cho thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến 31/12/2020. Nay tôi nghỉ việc và công ty yêu cầu nộp lại thẻ BHYT. Công ty nói nếu không nộp lại thẻ thì phải nộp tiền BHYT đến hết tháng 12/2020. Công ty tôi làm vậy đúng không và tôi có phải trả lại thẻ BHYT khi thôi việc không?



Trả lại thẻ BHYT khi thôi việcTư vấn bảo hiểm y tế:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấnVới câu hỏi có phải trả lại thẻ BHYT khi thôi việc, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Căn cứ Điểm 9.7 Công văn 1734/BHXH-QLT ngày 16 tháng 8 năm 2017 quy định về cấp và quản lý thẻ bảo hiểm y tế.

“9.7. Khi có phát sinh giảm người lao động, đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó). Nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng giảm thì phải phải đóng hết giá trị thẻ BHYT của tháng kế tiếp và thẻ có giá trị sử dụng hết tháng đó. Cơ quan BHXH không thu hồi thẻ các trường hợp báo giảm.

Ví dụ: Người lao động thôi việc 28/07/2017, đơn vị báo giảm vào ngày 01/08/2017 thì đóng BHYT hết tháng 8/2017; không đóng BHXH, BHTN tháng 8/2017.

“10.3. Khi có phát sinh giảm thì đơn vị báo giảm từ ngày 01 tháng sau, tuy nhiên phải đóng giá trị thẻ BHYT của tháng sau. Trường hợp để không đóng bổ sung giá trị thẻ tháng sau thì đơn vị có thể lập hồ sơ báo giảm tháng sau bắt đầu từ ngày 28 tháng trước, nhưng sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh tháng trước.

Ví dụ: Người lao động thôi việc ngày 31/07/2017.

– Nếu đơn vị lập hồ sơ tháng 8/2017, đơn vị báo giảm người lao động từ tháng 8/2017 vào ngày 28/07/2017 thì chỉ đóng BHXH, BHYT, BHTN BH TNLĐ-BNN đến tháng 07/2017 và được sử dụng thẻ BHYT đến 31/07/2017.

Lưu ý: Sau khi lập hồ sơ tháng 8/2017 thì không được lập hồ sơ tháng 07/2017 trong các ngày còn lại của tháng 07/2017.”

Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành:

+) Khi phát sinh tăng; giảm người tham gia BHYT thì đơn vị phải kịp thời lập danh sách tăng; giảm gửi cơ quan BHXH. Nếu đơn vị lập danh sách báo giảm chậm thì phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm; và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.

+) Cơ sở khám, chữa bệnh sẽ không thanh toán chi phí KCB BHYT đối với các trường hợp thẻ BHYT còn hạn sử dụng; nhưng tại thời điểm KCB người tham gia đã báo giảm đóng BHYT.

Trường hợp của bạn, nếu công ty đã báo giảm cho bạn từ tháng khi bạn nghỉ việc thì thẻ BHYT của bạn đã không còn giá trị sử dụng. Vì vậy, khi đi khám chữa bệnh bạn không được hưởng quyền lợi của BHYT mà phải tự chi trả toàn bộ chi phí. 

Trả lại thẻ BHYT khi thôi việc

 

Tư vấn Bảo hiểm y tế trực tuyến 1900 6172

Kết luận:

Tóm lại, theo quy định hiện hành; BHXH không thu hồi thẻ BHYT các trường hợp báo giảm lao động. Nếu công ty đã báo giảm cho bạn từ tháng khi bạn nghỉ việc thì thẻ BHYT của bạn đã hết hiệu lực. Khi đi khám chữa bệnh bạn không được hưởng quyền lợi của BHYT mà phải tự chi trả toàn bộ chi phí. 

Trên đây là tư vấn về vấn đề trả lại thẻ BHYT khi thôi việc. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:

Có phải trả thẻ bảo hiểm y tế khi nghỉ việc tại công ty?

Mất thẻ BHYT khi nghỉ việc ở công ty

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

luatannam