Cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
Em muốn hưởng chế độ ốm đau nhưng em bị mất giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thì có được cấp lại hay không? Cơ sở khám chữa bệnh khác có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hay không? Vì em quay về nơi cũ mà họ không cho, họ trả lời đã xuất ra rồi không thể cấp lại được nữa.
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH bị mất, làm thế nào?
- Quy định của pháp luật về giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
Luật sư tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, có được xin cấp lại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH để hưởng chế độ ốm đau không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT về vấn đề cấp lại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như sau:
“Điều 26. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội có trách nhiệm:
a) Cấp lại giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây:
– Bị mất, bị hỏng;
– Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;
– Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;
– Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp cấp lại phải đóng dấu “Cấp lại” trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.”
Theo đó, khi giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội của bạn bị mất, bạn có thể quay lại cơ sở khám chữa bệnh đó để yêu cầu xin cấp lại.
Thứ hai, cơ quan nào có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như sau:
“Điều 20. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
1. Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
3. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội; trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là pháp nhân thì người hành nghề phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải do cơ sở khám chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động và là nơi người bệnh đã đi khám chữa bệnh cấp. Do đó, khi bạn bị mất giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì bạn phải quay lại nơi khám chữa bệnh trước đó đã cấp cho bạn để xin cấp lại. Bạn không thể đến cơ sở khám chữa bệnh khác để xin cấp lại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH của Y tế công ty
Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
- Chế độ thai sản cho lao động nữ khi con chết ngay sau khi sinh
- Lao động nữ đã nghỉ việc thì có được hưởng chế độ thai sản không?
- Nghỉ không lương trước sinh 3 tháng có được hưởng thai sản?
- Ý nghĩa của chữ K1, K2, K3 ghi trên thẻ bảo hiểm y tế theo quy định
- Hộ khẩu tại vùng kinh tế đặc biệt khó khăn có được cấp thẻ bảo hiểm miễn phí?