Có thể đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu không?
Bố tôi năm nay 53 tuổi đi làm ở công ty và đóng BHXH được 14 năm, bây giờ sức khỏe của bố tôi hơi yếu, mọi người bảo tôi xin về hưu. Bố tôi đi giám định pháp y có mức suy giảm là 65% khả năng lao động. Vậy trường hợp của bố tôi nghỉ việc xin về hưu sớm thì đã được hưởng lương hưu chưa ạ? Tôi nghe nói là phải đóng đủ 20 năm mới được đúng không ạ? Nếu thế thì bây giờ tôi có thể tham gia đóng BHXH tự nguyện không và có thể đóng 1 lần cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu không ạ?
- Quy định mức đóng tối thiểu khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Suy giảm 61% KNLĐ thì có thể đóng BHXH tự nguyện để hưởng hưu trí?
Luật sư tư vấn Bảo hiểm xã hội tự nguyện trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi có thể đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu không? của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, có thể đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;”
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.”
Như vậy, theo như bạn cung cấp, năm nay bố bạn 53 tuổi thì còn 7 năm nữa bố mới bạn đủ 60 tuổi. Đồng thời, theo kết quả đã giám định suy giảm khả năng lao động 65%, tuy nhiên bố bạn mới tham gia đóng được 14 năm BHXH nên chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu. Do đó, khi bố bạn nghỉ việc có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để hưởng lương hưu.
Thứ hai, phương thức đóng BHXH tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP về phương thức đóng BHXH như sau:
“ Điều 9: Phương thức đóng
e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.”
Như vậy, bố bạn có thể đóng một lần BHXH tự nguyện cho 4 năm còn thiếu để sau này hưởng chế độ hưu trí.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề có thể đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu không?
Nếu trong quá trình giải quyết về có thể đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu không? còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Đang hưởng TCTN có thể tham gia đóng BHXH tự nguyện không?
Hưởng BHXH một lần đối với người tham gia BHXH tự nguyện