Có thể rút BHXH một lần khi mắc bệnh hiểm nghèo không?
Tôi bị chuẩn đoán và điều trị bệnh lao màng não nhập viện từ ngày 20/7/2019 đến 26/9/2017 tôi ra viện và xin thôi việc tại công ty đang làm việc lúc đó. Đầu tháng 12 tôi nhận lại sổ bảo hiểm và tiền ốm 2 tháng. Nhưng trong sổ bảo hiểm của tôi lại ghi 2 tháng đấy là nghỉ ốm dài ngày không đóng bảo hiểm; trong khi đó tôi vẫn được hưởng bảo hiểm y tế trong 2 tháng điều trị trong viện.
Vậy là thế nào tôi không hiểu? Tôi 44 tuổi đóng bảo hiểm được 20 năm rồi thì giờ tôi có được rút BHXH một lần luôn khi mắc bệnh hiểm nghèo thế này không? Nếu có thì thủ tục nhận như thế nào mong tổng đài tư vấn giúp! Nếu tôi chưa kịp nhận tiền một lần mà đã mất thì người nhà của tôi có được nhận thay không? Cảm ơn tổng đài đã tư vấn!
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Rút BHXH một lần khi mắc bệnh hiểm nghèo của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về vấn đề đóng bảo hiểm trong thời gian hưởng chế độ ốm đau dài ngày
Căn cứ Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
“Điều 42. Quản lý đối tượng
4. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT”.
Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
“Điều 2. Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng
… 3. Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành”.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
Trường hợp của bạn điều trị bệnh lao màng não nhập viện từ ngày 20/7/2019 đến 26/9/2017. Do đó, việc bạn được ghi nhận trong sổ BHXH thời gian trên là điều trị ngày ngày và không được đóng bảo hiểm nhưng bạn vẫn được hưởng quyền lợi BHYT là hoàn toàn đúng với quy định.
Thứ hai, về vấn đề rút BHXH một lần khi mắc bệnh hiểm nghèo
Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về Rút BHXH một lần khi mắc bệnh hiểm nghèo như sau:
“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;”
Vấn đề này được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 56/2017/TT-BYT như sau:
“Các bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần gồm:
1. Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn”.
Bạn cho biết bạn 44 tuổi và đã đóng được 20 năm BHXH; tuy nhiên hiện nay bạn đang bị mắc bệnh ung thư. Theo quy định nêu trên, nếu không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn thì có thể rút luôn tiền BHXH một lần. Ngược lại, bạn sẽ phải chờ đủ tuổi và nhận lương hưu.
Thứ ba, về thủ tục rút BHXH một lần khi mắc bệnh hiểm nghèo
+) Căn cứ Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH thì hồ sơ khi Rút BHXH một lần khi mắc bệnh hiểm nghèo bạn cần chuẩn bị gồm có:
– Sổ BHXH đã được chốt đầy đủ quá trình đóng.
– Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB được ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH.
– Trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng không tự phục vụ được do mắc bệnh ung thư.
Khi nộp hồ sơ bạn cần xuất trình thêm sổ hộ khẩu/sổ tạm trú và chứng minh nhân dân của bạn.
+) Hồ sơ trên nộp tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi bạn đang có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
+) Thời hạn giải quyết: Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Thứ tư, về vấn đề thân nhân nhận thay chế độ bảo hiểm nếu bạn qua đời
Căn cứ Điều 66; Điều 67 và Điều 69 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“Điều 66. Trợ cấp mai táng
1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:
a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;… “
“Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;…”
“Điều 69. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần
Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:…”
Theo quy định nêu trên, nếu bạn chưa nhận BHXH một lần mà không may qua đời thì thân nhân của bạn được hưởng các chế độ sau đây:
– Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần lương cơ sở tại thời điểm bạn qua đời.
– Thân nhân đủ điều kiện thì được nhận trợ cấp tuất hàng tháng; nếu không sẽ được nhận trợ cấp tuất 01 lần.
Nếu còn vướng mắc về Rút BHXH một lần khi mắc bệnh hiểm nghèo bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về bảo hiểm xã hội 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
-> Cách tính mức hưởng Bảo hiểm xã hội một lần theo luật mới