Nội dung câu hỏi:
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phải đóng với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm thu nhập? Mức đóng này là cố định hay có thể thay đổi mức đóng bảo hiểm xã hội theo nhu cầu của người tham gia?
- Mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện theo Luật mới
- Các vấn đề liên quan đến tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Luật mới
- Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo luật mới
Với câu hỏi của bạn, Tổng đài tư vấn xin được trả lời bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.:
“1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2.Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
a) Hằng tháng;
b) 03 tháng một lần;
c) 06 tháng một lần;
d) 12 tháng một lần;
đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.”
Như vậy: Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng bằng 22% mức thu nhập người tham gia bảo hiểm tự nguyện tự lựa chọn đóng vào quỹ bảo hiểm.
Mức thu nhập lựa chọn làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2021 – 2025 ở khu vực nông thôn thì mức chuẩn nghèo hiện tại là 1.500.000 đồng/người/tháng. Theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng/tháng.
Bên cạnh đó, Điều 11 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP quy định về thay đổi phương thức đóng, mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
“Người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Việc thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện ít nhất là sau khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.”
Vậy, ngoài việc lựa chọn các phương thức đóng hằng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau thì người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể thay đổi các phương thức đóng cũng như thay đổi mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay khi đã thực hiện xong các phương thức đã chọn trước đó.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu?
- Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được cấp thẻ bảo hiểm y tế?
Mọi vấn đề vướng mắc về thay đổi mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện; xin vui lòng gọi vào Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Có phải đóng quỹ TNLĐ, BNN cho người được cử đi học ở nước ngoài?
- Thời điểm nộp hồ sơ hưởng BHTN khi nghỉ việc sau thời điểm hết thai sản
- Người lao động cao tuổi có phải tham gia bảo hiểm xã hội?
- Giá trị sử dụng của thẻ BHYT hộ cận nghèo
- Sai thông tin thôn/làng trên sổ bảo hiểm có ảnh hưởng gì không?