Có thể ủy quyền cho người nhà thanh toán lại chi phí KCB BHYT?
Có thể ủy quyền cho người nhà thanh toán lại chi phí KCB BHYT? Xin chào tổng đài tư vấn, cho em hỏi về vấn đề như sau: Em tham gia BHYT theo đối tượng tự nguyện do vừa rồi đi khám chữa bệnh quên mang theo thẻ BHYT nên bây giờ bệnh viện yêu cầu về cơ quan BHXH để thanh toán lại chi phí. Vậy cho em hỏi để thanh toán lại cần phải chuẩn bị giấy tờ gì? Vì sức khỏe của em chưa ổn định lắm thì có thể úy quyền cho mẹ em đi thanh toán thay không? Mức thanh toán lại tại bệnh viện huyện khi điều trị nội trú là bao nhiêu? Xin cảm ơn.
- Quy định mới về thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh
- Thủ tục thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh theo quy định
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về hồ sơ thanh toán lại BHYT
Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 28. Hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp
1. Các giấy tờ là bản chụp (kèm theo bản gốc để đối chiếu) gồm:
a) Thẻ bảo hiểm y tế, giấy chứng minh nhân thân theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
b) Giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh của lần khám bệnh, chữa bệnh đề nghị thanh toán.
2. Hóa đơn và các chứng từ có liên quan.”
Như vậy, để thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh BHYT thì bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh;
– Thẻ bảo hiểm y tế kèm chứng minh nhân dân;
– Giấy ra viện; phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh của lần khám bệnh, chữa bệnh đề nghị thanh toán.
– Bản chính các chứng từ hợp lệ (hóa đơn mua thuốc, hóa đơn thu viện phí và các chứng từ có liên quan).
Thứ hai, có thể ủy quyền cho người nhà thanh toán lại chi phí KCB BHYT?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 29 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 29. Nộp hồ sơ, giải quyết thanh toán trực tiếp
1. Người bệnh hoặc thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật của người bệnh trực tiếp nộp hồ sơ quy định tại Điều 28 Nghị định này cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú.”
Theo đó, dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn tham gia BHYT theo đối tượng tự nguyện do vừa rồi đi khám chữa bệnh quên mang theo thẻ BHYT nên bây giờ bệnh viện yêu cầu về cơ quan BHXH để thanh toán lại chi phí. Nếu sức khỏe của bạn chưa ổn định thì bạn có thể úy quyền cho mẹ bạn đi thanh toán thay.
Thứ ba, về mức thanh toán lại đối với bệnh viện tuyến huyện
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 30. Mức thanh toán trực tiếp
1. Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện và tương đương không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (trừ trường hợp cấp cứu), thanh toán như sau:
a) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh;
b) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú, thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.”
Theo đó, dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; bạn điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến huyện thì bạn sẽ được thanh toán lại tối đa với mức không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện tương đương 745.000 đồng.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
Thanh toán trực tiếp chi phí y tế có giống với hoàn tiền đóng BHYT hay không?
Mức thanh toán trực tiếp chi phí KCB có tăng khi lương cơ sở tăng không?