Còn quá trình đóng BHTN bảo lưu có được cấp thẻ BHYT?
Xin chào tổng đài tư vấn, cho em hỏi về vấn đề như sau: Em rút BHXH 1 lần rồi nhưng còn quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu thì liệu em có được cấp thẻ BHYT thất nghiệp không vậy mọi người? Nếu không được cấp nữa thì phải đóng theo đối tượng nào và mức giá là bao nhiêu? Xin cam rơn tổng đài tư vấn rất nhiều.
- Mức hưởng thẻ BHYT của đối tượng thất nghiệp năm 2020
- Đang hưởng thất nghiệp có được mua BHYT tự nguyện hộ gia đình?
Hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể cho bạn như sau:
Thứ nhất, còn quá trình đóng BHTN bảo lưu có được cấp thẻ BHYT?
Căn cứ theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định như sau:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.”
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 23 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 23. Cấp và thu hồi thẻ bảo hiểm y tế
1. Cấp thẻ bảo hiểm y tế
Căn cứ quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tổ chức bảo hiểm xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động.
2. Thu hồi thẻ bảo hiểm y tế
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động không được hưởng bảo hiểm y tế và phải trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho tổ chức bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.”
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được cấp thẻ BHYT. Còn trường hợp của bạn đã rút BHXH 1 lần rồi và còn quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu thì sẽ không thuộc đối tượng được cấp thẻ BHYT thất nghiệp.
Thứ hai, về việc tiếp tục tham gia BHYT
Căn cứ theo quy định tại điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 quy dịnh như sau:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.”
Như vậy, theo quy định trên thì nếu trường hợp bạn không thuộc một trong các đối tượng tham gia BHYT theo quy định tại Khoản 1, 2, 3, và 4 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 thì bạn có thể đăng ký tha gia BHYT theo đối tượng tự nguyện hộ gia đình.
Thứ ba, về mức giá tham gia BHYT tự nguyện hộ gia đình
Căn cứ điểm e Khoản 1 Điểu 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.”
Theo đó, nếu một mình bạn tham ga BHYT tự nguyện hộ gia đình thì sẽ được tính theo mức giá của người thứ nhất, tương đương 1.490.000 đồng x 4,5% x 12 tháng = 804.600 đồng/năm.
Trên đây là bài viết về vấn đề còn quá trình đóng BHTN bảo lưu có được cấp thẻ BHYT?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc thì bạn có thể liên hệ đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
Có thể trả lại thẻ sau khi đóng BHYT tự nguyện hay không?
Có được trả lại số tiền đóng BHYT tự nguyện khi đi làm tại công ty?