Công chức đi khám chữa bệnh ở bệnh viện Việt Đức
Xin chào tổng đài tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến. Tôi là công chức nhà nước muốn đi nhập viện điều trị bệnh tại bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội nhưng tôi không có giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế. Trường hợp công chức đi khám, chữa bệnh trái tuyến ở bệnh viện Việt Đức thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế như thế nào?
- Mức hưởng BHYT khi đi KCB trái tuyến tại bệnh viện Quân đội 108
- KCB trái tuyến tại bệnh viện Bưu Điện có được hưởng 100% BHYT không?
- Khám bệnh trái tuyến tại bệnh viện Quân đội 175 có được hưởng BHYT không?
Tổng đài tư vấn Bảo hiểm y tế trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn về Công chức đi khám chữa bệnh ở bệnh viện Việt Đức đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, quyền lợi bảo hiểm y tế khi công chức đi khám chữa bệnh đúng tuyến.
Căn cứ pháp luật: Khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì:
“Điều 1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động)”
Theo quy định này, công chức nói riêng và người lao động nói chung là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được xếp thứ tự đầu tiên. Đối với người là công chức tham gia bảo hiểm y tế được hưởng quyền lợi khi khám, chữa bệnh đúng tuyến được quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với:
– Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
– Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
– Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát;
– Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
– Trẻ em dưới 6 tuổi.
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
d) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở;
đ) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
e) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;
g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;
h) Người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chẩn đoán, chỉ định điều trị và chuyển về để quản lý, theo dõi, cấp phát thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế chi trả trong phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định tại điểm a, b, đ, e và g khoản 1 Điều này.”
Như vậy, quyền lợi bảo hiểm y tế của công chức khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến là 80%.
Thứ hai, quyền lợi bảo hiểm y tế của công chức nằm viện trái tuyến tại bệnh viện Việt Đức.
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì:
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;”
Theo quy định nêu trên, khi đi điều trị nội trú trái tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương ( nằm viện) thì người tham gia bảo hiểm y tế chỉ còn được hưởng quyền lợi 40% trên mức quyền lợi bảo hiểm y tế của mình.
Như vậy, bạn là công chức đi nằm viện tại bệnh viện Việt Đức (bệnh viện tuyến trung ương) thì bạn chỉ còn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế là 40% trên mức 80% của bạn. Tức là bạn chỉ còn được hưởng mức 32% chi phí nằm trong danh mục bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Khám trái tuyến ở Bệnh viện Đại học y dược TPHCM có được thanh toán không?
- Chế độ bảo hiểm y tế khi sinh con trái tuyến ở bệnh viện An Sinh thế nào?
- Lao động về hưu có thể đăng ký nơi KCB ban đầu ở bệnh viện Nguyễn Trãi không?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc liên quan đến Công chức đi khám chữa bệnh ở bệnh viện Việt Đức, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.