19006172

Công chức, viên chức nhà nước có phải đóng BHTN không?

Công chức, viên chức nhà nước có phải đóng BHTN không?

Cho tôi hỏi hiện nay đối tượng công chức, viên chức nhà nước có phải đóng BHTN không ạ? Nếu có đóng BHTN thì mức đóng như thế nào? Có đóng giống người lao động không? Mức lương đóng BHTN cụ thể như thế nào vậy ạ? Mong sớm nhận được phản hồi của tổng đài. Xin cảm ơn tổng đài đã tư vấn rất nhiều.


Viên chức nhà nước có phải đóng BHTN

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấnVới câu hỏi công chức, viên chức nhà nước có phải đóng BHTN không?, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, Công chức, viên chức nhà nước có phải đóng BHTN không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2012, quy định như sau:

Điều 4. Cán bộ, công chức

2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội

(sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, công chức làm việc theo quyết định tuyển dụng của Nhà nước chứ không làm việc theo hợp đồng lao động. Vậy nên, đối tượng là công chức sẽ không phải tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Cán bộ có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?

Thứ hai, về việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp của viên chức

Căn cứ Điều 2 Luật Viên chức năm 2012, quy định:

Điều 2. Viên chức 

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, viên chức là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Thêm vào đó, Điều 43 Luật việc làm năm 2013 quy định về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:

” Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.”

Theo đó, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cả người làm việc theo hợp đồng làm việc tức là viên chức. Vậy nên, viên chức vẫn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Viên chức nhà nước có phải đóng BHTN

Luật sư tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172

Thứ ba, về mức đóng BHTN của viên chức

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 Luật việc làm năm 2013 như sau:

“Điều 57. Mức đóng, nguồn hình thành và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:

a) Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;

b) Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;

c) Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.”

Theo đó, đối tượng viên chức sẽ đóng 1% tiền lương tháng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp như người lao động. Bên cạnh đó, đơn vị sẽ đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và được Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Thứ tư, về mức lương đóng BHTN của viên chức

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 Luật việc làm năm 2013 như sau:

“Điều 58. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.”

Như vậy, viên chức là đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Mức tiền lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp cho doanh nghiệp

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi đối với câu hỏi Công chức, viên chức nhà nước có phải đóng BHTN không?

Mọi thắc mắc liên quan đến Công chức, viên chức nhà nước có phải đóng BHTN không?, xin vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

->Tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao lâu thì được hưởng trợ cấp?

luatannam