Cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động
Cho em hỏi vừa rồi em nghỉ ngang ở công ty cũ em không làm đơn nên không có bảo hiểm thất nghiệp. Giờ em vào công ty mới em đóng bảo hiểm có được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp ở công ty cũ không ạ? Và hồ sơ cần những gì?
- Hồ sơ hưởng thất nghiệp gồm những giấy tờ gì
- Mẫu đơn đề nghị nhận trợ cấp thất nghiệp
- Cách tính mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2016
Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp:
Đối với câu hỏi về cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ Điều 49 Luật việc làm 2013 quy định:
“1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật”.
Bên cạnh đó; tại Khoản 5 điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
“5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”.
Theo quy định trên, khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Do đó, trường hợp bạn nghỉ ngang thì bạn không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, tuy nhiên thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp ở công ty cũ chưa hưởng sẽ được cộng dồn với thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tại công ty mới để tính trợ cấp thất nghiệp khi bạn đủ điều kiện.
Thứ hai, về hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP và Khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP thì hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cần có:
+) Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
+) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
- Quyết định thôi việc;
- Quyết định sa thải;
- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.
+) Sổ bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, khi nộp hồ sơ hưởng, bạn cần chuẩn bị chứng minh thư (bản chính).
Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172
Về nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp: Bạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi bạn muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Như vậy:
Người lao động nghỉ ngang thì không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được cộng dồn đến khi dừng đóng để hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đủ điều kiện.
Thời hạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là trong thời hạn 3 tháng từ ngày nghỉ việc
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp của người làm hợp đồng mùa vụ?
Cách thức nhận trợ cấp thất nghiệp
Trong quá trình giải quyết vấn đề cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp gì vướng mắc. Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn trực tiếp.
- Nghỉ chế độ dưỡng sức sau ốm đau có tính thứ bảy và chủ nhật hay không?
- Tính chế độ ốm đau do bệnh dài ngày khi có ngày lẻ
- Đang nghỉ chờ lương hưu có được đóng BHYT tự nguyện không?
- Nơi khám chữa bệnh BHYT và việc đăng ký khám chữa bệnh ở bệnh viện huyện
- Thời gian nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội khi con ốm đau