Cộng nối thời gian công tác trong quân đội cho người phục viên năm 1992
Tôi phục viên năm 1992 ghi năm sinh 1960, hiện nay sổ bảo hiểm xã hội ghi năm sinh 1962, xin hỏi tôi muốn cộng nối thời gian công tác trong quân đội phải làm thế nào? Cảm ơn!
- Cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội và thủ tục cần thiết
- Cộng nối thời gian khi tham gia bảo hiểm xã hội khi thay đổi việc làm
- Hồ sơ để cộng nối thời gian nhập ngũ vào bảo hiểm xã hội
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về cộng nối thời gian công tác trong quân đội cho người phục viên năm 1992, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp, trước đây bạn công tác trong quân đội và phục viên năm 1992. Trường hợp nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì bạn được cộng nối thời gian công tác trong quân đội vào thời gian tham gia đóng BHXH sau này để tính hưởng BHXH.
Đối với trường hợp của bạn, nếu năm sinh trong sổ BHXH của bạn không giống với năm sinh ghi trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân/căn cước công dân thì bạn cần xin cấp lại sổ BHXH cho đúng trước khi làm thủ tục cộng nối thời gian đóng BHXH.
Về thủ tục điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH:
Căn cứ khoản 2 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ:
+) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
+) Sổ BHXH;
+) Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh: giấy khai sinh, chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân….
Nơi nộp hồ sơ: cơ quan BHXH nơi bạn đang tham gia đóng BHXH hoặc nơi chốt sổ cuối cùng.
Về thủ tục cộng nối thời gian đóng BHXH:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
3. Ghi xác nhận thời gian đóng BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995
3.1. Thành phần hồ sơ
a) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1 -TS).
b) Hồ sơ kèm theo (Mục 1, 2 Phụ lục 01).
3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.
Theo đó tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH thì bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
+ Sổ BHXH đã được cấp;
+ Quyết định phục viên;
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
+ Giấy xác nhận chưa hưởng chế độ trợ cấp theo Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002; Điểm a Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005; Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29/4/2005; Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 2/10/2008; Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010; Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 và Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ;
Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan BHXH cấp huyện nơi cấp sổ hoặc chốt sổ cuối cùng hoặc đang tham gia đóng.
Trên đây là bài viết về vấn đề cộng nối thời gian công tác trong quân đội cho người phục viên năm 1992. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết:
Cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội và thủ tục cần thiết
Thủ tục cộng nối thời gian tham gia quân đội vào bảo hiểm xã hội
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
- Nhận lại tiền đã mua BHYT theo hộ gia đình khi đi làm ở công ty
- Công ty giải thể thì người lao động có được hưởng chế độ thai sản không
- Bảo hiểm xã hội một lần khi đang hưởng chế độ thai sản
- Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh đôi mà một thai chết lưu
- Chuyển đổi mã quyền lợi hưu trí sang cựu chiến binh