Cộng nối thời gian đóng bảo hiểm để được hưởng lương hưu
Tôi công tác tại khu vực nhà nước từ 16/10/1991 đến tháng 6/1994 (trước 1995) – vẫn còn hợp đồng gốc. Sau đó do điều kiện tôi chuyển công tác sang một đơn vị khác, nhưng chưa được nhận bảo hiểm xã hội. Nay tôi muốn cộng nối thời gian đóng bảo hiểm trước đây vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo Điều 23 Nghị định 115/2015/NĐ-CP về tính thời gian công tác trước ngày 01/01/1995 để cộng nối thời gian đóng bảo hiểm để được hưởng lương hưu không? Và thủ tục cần thiết như thế nào?
- Chế độ hưu trí khi đóng bảo hiểm xã hội từ năm 1994 đến nay
- Cách tính lương hưu cho người lao động theo luật mới
- Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí và thời gian
Tư vấn Bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về:cộng nối thời gian đóng bảo hiểu để được hưởng lương hưu; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Đối với vấn đề cộng nối thời gian đóng bảo hiểm:
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:
“1. Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà được tính là thời gian công tác liên tục nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể:
a) Người lao động làm việc trong khu vực nhà nước liên tục công tác đến ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian làm việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội;..”
Do bạn chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần nên thời gian đó được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, bạn sẽ được cộng dồn khoảng thời gian làm việc đó vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội sau này để hưởng chế độ hưu trí.
Đối với vấn đề thủ tục cần thiết để cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3, điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
3. Ghi xác nhận thời gian đóng BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995
3.1. Thành phần hồ sơ
a) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1 -TS).
b) Hồ sơ kèm theo (Mục 1, 2 Phụ lục 01).
3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.
Tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172
Theo đó tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH thì bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
+ Sổ BHXH đã được cấp;
+ Hồ sơ kèm theo: Lý lịch gốc và lý lịch bổ sung (nếu có) của người lao động, quyết định tiếp nhận, hợp đồng lao động, các giấy tờ có liên quan khác như: quyết định nâng bậc lương, quyết định điều động hoặc quyết định chuyển công tác, quyết định phục viên xuất ngũ, chuyển ngành, giấy thôi trả lương…;
Kết luận:
Theo quy định của pháp luật, bạn được cộng nối thời gian đóng bảo hiểm trước đây với thời gian tham gia bảo hiểm để được hưởng hưu trí theo Điều 23 Nghị định 115/2015/NĐ-CP. Để được cộng nối, bạn chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ liên quan nêu trên.
Ngoài ra, bạn vui lòng tham khảo thêm các bài viết:
Thời điểm nghỉ hưởng lương hưu mới nhất
Năm 2018 bao nhiêu tuổi thì được nghỉ hưu
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về cộng nối thời gian đóng bảo hiểm để được hưởng lương hưu, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Người chấp hành hình phạt tù có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
- Thời gian 6 tháng thai sản của lao động nữ có tính là thời gian đóng BHXH
- Hồ sơ hưởng lương hưu khi bị tạm giam theo luật mới
- Có được hưởng BHXH một lần khi đóng bảo hiểm tự nguyện dưới một năm?
- Có được thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19 không?