Cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội và thủ tục cần thiết
Tôi tốt nghiệp ĐHSP Tp.HCM năm 1985,và được phân công về Sở Giáo dục Long An, sau đó Sở Giáo dục Long An phân công tôi về dạy tại trường THPT Cần Giuộc, tôi công tác ở đây đến năm 1989 thì nghỉ dạy. Đến năm 1993 tôi xin Sở Giáo dục Tp.HCM dạy lại và được phân công về trường THPT Quang Trung (Củ Chi) và dạy học liên tục đến nay. Hiện nay tôi tôi đang công tác tại trường THPT Tân Bình Tp.HCM. Tôi xin hỏi: tôi xin gộp thời gian công tác ở Long An vào giai đoạn sau để tính chế độ hưu trí sau này được không? Nếu được cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội và thủ tục cần thiết như nào?
- Thời hạn giải quyết chế độ hưu trí
- Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí và thời gian nộp
- Tư vấn mức hưởng chế độ hưu trí từ 1-7-2017
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về: Cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội và thủ tục cần thiết; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Quy định về cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội:
Căn cứ theo quy định tại tại điểm a, b, Khoản 1, Điều 23 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:
“1. Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà được tính là thời gian công tác liên tục nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể:
a) Người lao động làm việc trong khu vực nhà nước liên tục công tác đến ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian làm việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động có thời gian công tác gián đoạn hoặc đã nghỉ việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì việc xác định thời gian công tác để tính hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ quy định tại Điều 3 của Nghị định số 66/CP ngày 30 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội đối với lực lượng vũ trang; Điều 3 của Nghị định 43/CP ngày 22 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội; Điều 54 của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ; Điều 49 Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ và Khoản 4 Điều 139 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006“.
Do bạn không nói rõ là bạn đã được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm một lần hay chưa nên chúng tôi tư vấn như sau:
-Bạn đã được hưởng giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm một lần thì thời gian làm việc đó không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội và sẽ không được cộng nối.
-Bạn chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian làm việc đó được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, bạn sẽ được cộng dồn khoảng thời gian làm việc đó vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí.
Về thủ tục cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3, điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
3. Ghi xác nhận thời gian đóng BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995
3.1. Thành phần hồ sơ
a) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1 -TS).
b) Hồ sơ kèm theo (Mục 1, 2 Phụ lục 01).
3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.
Theo đó tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH thì bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
+ Sổ BHXH đã được cấp;
+ Hồ sơ kèm theo: Lý lịch gốc và lý lịch bổ sung (nếu có) của người lao động, quyết định tiếp nhận, hợp đồng lao động, các giấy tờ có liên quan khác như: quyết định nâng bậc lương, quyết định điều động hoặc quyết định chuyển công tác, quyết định phục viên xuất ngũ, chuyển ngành, giấy thôi trả lương…;
Như vậy, bạn được cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi có một số giấy tờ, tài liệu chứng minh nêu trên.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
Trong trường hợp của bạn, khi bạn chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần thì thời gian bạn làm việc ở Sở giáo dục Long An được cộng nối vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội và bạn nộp các giấy tờ, tài liệu cần thiết để được hưởng quyền lợi của mình.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:
Thủ tục gộp sổ khi có từ hai sổ bảo hiểm xã hội trở lên
Không gộp sổ có ảnh hưởng tới việc hưởng chế độ bảo hiểm?
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Là nữ 48 tuổi thì có trường hợp nào có thể về hưu hay không?
- Đóng BH được hơn 1 năm thì được hưởng mấy tháng trợ cấp thất nghiệp
- Đang được nhận trợ cấp tuất hàng tháng mà có việc làm thì được nhận nữa không?
- Vợ sinh con thì chồng có hưởng chế độ thai sản không?
- Hồ sơ giám định lại khi không đồng ý với kết quả giám định y khoa lần đầu