Cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm khi bị buộc nghỉ việc
Tôi muốn hỏi về cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm khi bị buộc nghỉ việc. Tôi có hai quá trình đóng bảo hiểm xã hội trước năm 1995. Quá trình thứ nhất tôi làm việc ở Bộ Văn hóa – Thông tin từ năm 1979 và bị kỷ luật buộc thôi việc năm 1986. Từ năm 1986 đến 1994, tôi làm việc ở một đơn vị sự nghiệp công lập. Vậy trường hợp của tôi có được cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm không? Mong anh chị tư vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!
- Tự nghỉ việc trước năm 1995 có được cộng nối thời gian tham gia BHXH
- Cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội do nghỉ ngang
- Thời gian tham gia quân đội có được tính tham gia BHXH?
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Về cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm khi bị buộc nghỉ việc; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Về cộng nối thời gian tham bảo hiểm xã hội:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
“Điều 123. Quy định chuyển tiếp
6. Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu đủ điều kiện hưởng nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần; trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Việc tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội của cán bộ; công chức, viên chức, công nhân, quân nhân, và công an nhân dân”.
Như vậy, người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước năm 1995 mà chưa hưởng trợ cấp thôi việc; trợ cấp một lần; trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian tham gia BHXH.
Vì bạn có hai thời gian tham gia công tác tại khu vực nhà nước nên chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Về thời gian tham gia bảo hiểm khi nghỉ việc do bị kỷ luật:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Công văn 2570/LĐTBXH-BHXH:
“1. Người lao động có thời gian công tác liên tục trong khu vực nhà nước, nghỉ việc đúng pháp luật trước năm 1995 mà chưa nhận trợ cấp thôi việc thì thời gian công tác liên tục được xem xét để tính là thời gian công tác hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Thời gian công tác nói chung không được tính để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, người lao động làm việc liên tục trong khu vực nhà nước, nghỉ việc đúng quy định pháp luật do bị kỷ luật trước năm 1995 mà chưa nhận được trợ cấp thôi việc thì thời gian công tác liên tục được tính là thời gian hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên thời gian công tác nói chung không được tính để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Về thời gian ngừng việc vì bị kỷ luật:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 14 Mục I Thông tư 13/NV hướng dẫn về thời gian công tác của công nhân, viên chức nhà nước:
“14. Thời gian ngừng việc vì bị kỷ luật
b. Thời gian công nhân, viên chức đã bị kỷ luật buộc phải thôi việc hoặc đã bị án tù ngồi và sau lại được trở lại làm việc thì đều không được tính là thời gian công tác, còn thời gian trước đó chỉ được tính vào thời gian công tác nói chung.”
Như vậy, thời gian người lao động bị xử lý kỷ luật buộc phải thôi việc sau trở lại làm việc thì không được tính là thời gian công tác mà chỉ tính vào thời gian công tác nói chung.
Trong trường hợp của bạn, bạn làm việc tại Bộ Văn hóa – Thông tin năm 1979 và bị kỷ luật thôi việc năm 1986. Sau đó bạn trở lại làm việc trong một đơn vị sự nghiệp công lập từ năm 1986 – 1994. Vậy thời gian làm việc từ năm 1979 đến năm 1986 được tính là thời gian công tác nói chung. Nên thời gian làm việc từ năm 1979 đến năm 1986 không được tính vào thời gian hưởng bảo hiểm; còn thời gian làm việc giai đoạn 1986 – 1994 được cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
Tóm lại thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bạn từ năm 1979 đến năm 1986 không được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, chỉ có thời gian làm việc từ năm 1986 đến năm 1994 mới được cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm khi bị buộc nghỉ việc.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về cộng nối thời gian tham gia BHXH tại các bài viết:
Hồ sơ cộng nối thời gian đóng BHXH trước năm 1995
Cách tính lương hưu cho người lao động theo luật mới
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề vướng mắc về cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Tham gia BHTN 3 năm 4 tháng thì được hưởng mấy tháng BHTN?
- Người lao động nước ngoài nghỉ ốm đau có được công ty trả lương ngày đó không?
- Giám định sức khỏe để nghỉ hưu trước tuổi đối với lao động nam tham gia quân đội
- Người đã hiến bộ phận cơ thể có được cấp thẻ BHYT miễn phí không?
- Sinh con tại bệnh viện trái tuyến được hưởng bao nhiêu % của BHYT?