Công ty có người bị tai nạn lao động có phải làm hồ sơ bồi thường, trợ cấp?
Công ty có người bị tai nạn lao động có phải làm hồ sơ bồi thường, trợ cấp? Mình mới làm nhân sự cho một công ty. Công ty có người bị tai nạn lao động mình đã tính toán và trình giám đốc trả chế độ cho người lao động rồi. Mình cũng đã nộp hồ sơ lên bảo hiểm xã hội và đang chờ xét duyệt. Nhưng khi nộp hồ sơ chị bên bảo hiểm lại hỏi mình đã làm hồ sơ bồi thường gửi cho Sở lao động chưa. Mình không hiểu chị ấy nói vậy là ý gì?
- Hồ sơ tai nạn lao động hiện hành sau khi giám định tổng hợp
- Công ty không nộp hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động
- Hồ sơ giám định lại tái phát tổn thương do tai nạn lao động
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi Công ty có người bị tai nạn lao động có phải làm hồ sơ bồi thường, trợ cấp tới Tổng đài tư vấn. Về câu hỏi của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Căn cứ Khoản 1 và Khoản 3 Điều 7 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
“Điều 7. Hồ sơ bồi thường, trợ cấp
1. Đối với người lao động bị tai nạn lao động thuộc đối tượng được bồi thường, trợ cấp quy định tại Khoản 1 Điều 3, Khoản 1 Điều 4 và Điều 5 Thông tư này, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ bồi thường, trợ cấp gồm các tài liệu sau:
a) Biên bản điều tra tai nạn lao động; biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp Trung ương;
b) Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động) hoặc biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của Tòa án đối với những trường hợp mất tích;
c) Bản sao có giá trị pháp lý biên bản khám nghiệm hiện trường; sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông của công an giao thông hoặc giấy xác nhận của công an khu vực hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương;
d) Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Hồ sơ được lập thành 3 bộ, trong đó:
a) Người sử dụng lao động giữ một bộ;
b) Người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp (hoặc thân nhân của người lao động bị nạn hoặc bệnh nghề nghiệp) giữ một bộ;
c) Một bộ gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính, trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trợ cấp tai nạn lao động”.
Theo đó, với người lao động bị tai nạn lao động thuộc đối tượng được bồi thường, trợ cấp thì công ty có trách nhiệm lập hồ sơ bồi thường, trợ cấp gồm các tài liệu sau:
– Biên bản điều tra tai nạn lao động; biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp Trung ương;
– Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động) hoặc biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của Tòa án đối với những trường hợp mất tích;
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
– Bản sao có giá trị pháp lý biên bản khám nghiệm hiện trường; sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông của công an giao thông hoặc giấy xác nhận của công an khu vực hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương;
– Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động (theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH).
Hồ sơ nêu trên lập thành 03 bộ; trong đó 01 bộ gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính, trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định bồi thường tai nạn lao động hoặc trợ cấp tai nạn lao động.
Như vậy, khi làm hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động cho người lao động, bạn cần lập hồ sơ bồi thường – trợ cấp để gửi cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty bạn có trụ sở. Đây là trách nhiệm của công ty khi có người bị tai nạn lao động.
Bạn vui lòng đối chiếu quy định trên để xác định các hồ sơ, thủ tục phải thực hiện. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Điều trị vết thương tái phát có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?
Xác định trợ cấp tai nạn lao động sau khi giám định lại như thế nào?
Nếu còn vướng mắc về Công ty có người bị tai nạn lao động có phải làm hồ sơ bồi thường, trợ cấp; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.