19006172

Công ty có phải báo giảm khi HĐLĐ hết hạn trong thời gian thai sản không?

Công ty có phải báo giảm khi HĐLĐ hết hạn trong thời gian thai sản không?

Em làm bên nhân sự muốn hỏi như sau: Đến ngày 23/1/2021 nhân viên bên em sẽ hết thời hạn nghỉ thai sản nhưng 23/12/2020 chị ấy hết hợp đồng lao động và không đi làm nữa. Vậy cho mình hỏi công ty có phải báo giảm khi HĐLĐ hết hạn trong thời gian thai sản không? Nếu có mọi người hướng dẫn em điền mẫu D02-LT báo giảm lao động với ạ.



HĐLĐ hết hạn trong thời gian thai sản

Tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi công ty có phải báo giảm khi HĐLĐ hết hạn trong thời gian thai sản không? của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, công ty có phải báo giảm khi HĐLĐ hết hạn trong thời gian thai sản không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

“Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.”

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.”

Như vậy, theo quy định trên thì hợp đồng lao động của bạn hết hạn trong thời gian nghỉ thai sản là một trong những căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động. Do chấm dứt quan hệ lao động nên không thuộc đối tượng tham gia BHXH nữa nên phía công ty phải bảo giảm người lao động trên hệ thống của cơ quan BHXH.

Thứ hai, hướng dẫn cách điền mẫu D02-LT để báo giảm NLĐ

Từ ngày 18/08/2020 người sử dụng lao động sẽ phải kê khai theo mẫu D02-LT để danh sách tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thay thế cho mẫu D02-TS theo Quyết định 595/QĐ-BHXH.

– Cột (1): Ghi số thứ tự từ nhỏ đến lớn.

– Cột (2): Ghi rõ họ, tên của từng người lao động.

– Cột (3): Ghi mã số đối với người người đã có mã số BHXH.

– Cột (4): Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu.

– Cột (5): Ghi giới tính của người tham gia (nếu là nam thì ghi từ “nam” hoặc nếu là nữ thì ghi từ “nữ”).

HĐLĐ hết hạn trong thời gian thai sản

– Cột (6): Ghi số căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu của người tham gia được cơ quan có thẩm quyền cấp (Riêng hộ chiếu chỉ dành cho người nước ngoài).

– Cột (7): Ghi đầy đủ, chi tiết về cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc, điều kiện nơi làm việc theo quyết định hoặc HĐLĐ, HĐLV 

– Các Cột (8), (9), (10), (11): Phân loại theo: nhà quản lý; chuyên môn kỹ thuật bậc cao; chuyên môn kỹ thuật bậc trung; nhân viên trợ lý văn phòng; nhân viên dịch vụ và bán hàng; lao động có kỹ năng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; thợ thủ công; thợ vận hành và lắp ráp máy móc thiết bị; lao động giản đơn.

– Cột (12): Ghi tiền lương được hưởng:

– Các Cột (13), (14), (15): Ghi phụ cấp chức vụ bằng hệ số; phụ cấp thâm niên vượt khung, thâm niên nghề bằng tỷ lệ phần trăm (%) vào cột tương ứng, nếu không hưởng phụ cấp nào thì bỏ trống.

– Cột (16): Ghi phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động (nếu có).

– Cột (17): Ghi các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động từ ngày 01/01/2018 (nếu có).

– Cột (18): Ghi ngày, tháng, năm bắt đầu làm việc trong ngành/nghề nặng nhọc, độc hại.

– Cột (19): Ghi ngày, tháng, năm kết thúc làm việc trong ngành/nghề nặng nhọc, độc hại.

– Cột (20): Ghi ngày, tháng, năm bắt đầu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn.

– Cột (21): Ghi ngày, tháng, năm bắt đầu có hiệu lực của HĐLĐ xác định thời hạn.

– Cột (22): Ghi ngày, tháng, năm hết hiệu lực của HĐLĐ xác định thời hạn.

– Cột (23): Ghi ngày, tháng, năm bắt đầu có hiệu lực của HĐLĐ khác (dưới 1 tháng, thử việc).

– Cột (24): Ghi ngày, tháng, năm hết hiệu lực của HĐLĐ khác (dưới 1 tháng, thử việc).

– Cột (25): Ghi tháng, năm đơn vị bắt đầu báo giảm NLĐ 

– Cột (26): bỏ trống

– Cột (27): ghi số; ngày, tháng, năm của HĐLĐ, HĐLV …

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề công ty có phải báo giảm khi HĐLĐ hết hạn trong thời gian thai sản không?

Nếu có vấn đề gì thắc mắc công ty có phải báo giảm khi HĐLĐ hết hạn trong thời gian thai sản không?  vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được giải đáp trực tiếp.

Khi người lao động nghỉ việc có được tự đóng BHYT không?

Thủ tục báo giảm thẻ BHYT cho lao động nghỉ việc ở công ty

luatannam