19006172

Công ty không bồi thường cho người bị TNLĐ bị xử phạt thế nào?

Công ty không bồi thường cho người bị TNLĐ bị xử phạt thế nào?

Tháng 8 vừa qua em bị TNLĐ với mức khả năng suy giảm là 25%. Khi có kết quả em đã trình bày và nộp hồ sơ cho công ty ngày 28/11, và theo quy định thì công ty phải thực hiện bồi thường trong vòng 5 ngày kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động. Nhưng đến hôm nay ngày 10/12 công ty vẫn chưa giải quyết bồi thường cho em.

Khi em hỏi thì nhận được câu trả lời là vẫn đang kiểm tra nên sếp chưa duyệt khoản bồi thường này và cứ kéo dài không có quyết định chính xác khi nào em nhận được bồi thường. Tình hình công ty em là công ty Trung Quốc, sếp là người Hoa đã trở về Trung Quốc và không biết khi nào sẽ quay lại Việt Nam (Sếp không đứng tên trên Giấy phép đăng kí kinh doanh). Trao đổi với sếp thì sếp hứa sẽ tiến hành bồi thường theo Luật của Việt Nam.

Nhưng khi em làm việc với chị quản lí tại Việt Nam yêu cầu giải quyết cho em thì chị ấy nói sếp chưa duyệt nên không thể thanh toán số tiền bồi thường này. Và kể từ ngày 6/12 thì sếp không trả lời tin nhắn em nữa. Cho em hỏi là nếu công ty không bồi thường thì có bị xử phạt hành chính không. Và có văn bản pháp luật nào quy định về việc xử phạt người sử dụng lao động do không thực hiện bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động không ạ?



không bồi thường

Tư vấn chế độ tai nạn lao động:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấnVề mức phạt khi công ty không bồi thường cho người bị TNLĐ; chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015:

“Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;”

Như vậy, công ty phải có trách nhiệm bồi thường cho bạn khi bạn bị tai nạn lao động theo quy định của pháp luật. Nếu công ty không bồi thường cho bạn thì sẽ bị xử vi phạm hành chính.

Cụ thể, Điểm m Khoản 1 và Điểm đ Khoản 3 Điều 22 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 22. Vi phạm quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

đ) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ trợ cấp, bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

d) Buộc trả cho người lao động số tiền trợ cấp, bồi thường, cộng với khoản lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.”

không bồi thường

Tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172

Theo quy định trên, nếu công ty không thực hiện chế độ trợ cấp, bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động thì sẽ bị:

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng;

– Buộc trả cho người lao động số tiền trợ cấp, bồi thường, cộng với khoản lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.

Trên đây là bài viết Công ty không bồi thường cho người bị TNLĐ bị xử phạt thế nào? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động và thời gian nộp.

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động mới nhất

Nếu còn vướng mắc về Công ty không bồi thường cho người bị TNLĐ bị xử phạt thế nào; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam