Nội dung câu hỏi:
Các bạn cho mình hỏi mình nghỉ việc từ tháng 3 mà công ty mới đóng đủ bảo hiểm cho mình tháng trước. Hôm qua, mình gọi để lấy bảo hiểm mà công ty chưa chốt. Giờ mình tự ra bảo hiểm chốt được không? Nếu không thì gửi đơn lên liên đoàn lao động được không vậy?
- Trách nhiệm chốt sổ BHXH của công ty năm 2021
- Có phải đợi người lao động đòi sổ bảo hiểm mới đi chốt không?
- Tư vấn lấy sổ bảo hiểm xã hội khi công ty phá sản
VIDEO: CÁCH CHỐT SỔ BHXH KHI NGHỈ NGANG Ở CÔNG TY
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi Công ty không chốt sổ thì người lao động tự chốt có được không, với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
Trách nhiệm chốt sổ thuộc về công ty hay người lao động?
Căn cứ tại Điểm a khoản 3 Điều 48 Bộ luật lao động 2019 có quy định:
“Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;”
Mặt khác, khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng có quy định:
“Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.”
Qua những quy định vừa nêu, có thể thấy rằng, pháp luật quy định việc chốt sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc là trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Công ty không chốt sổ thì người lao động tự chốt có được không?
Do luật quy định trách nhiệm chốt sổ khi hợp đồng lao động chấm dứt thuộc về người sử dụng lao động như chúng tôi đã trình bày ở phần trên nên người lao động không thể thực hiện thủ tục tự chốt sổ bảo hiểm xã hội cho mình.
Công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động bị phạt như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 12. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: […]không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; không cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
Như vậy, khi người sử dụng lao động không thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt trong trường hợp này đối với người sử dụng lao động cá nhân là từ 01 triệu tới 20 triệu, tùy vào số lượng người lao động bị vi phạm. mức phạt đối với người sử dụng lao động tổ chức là từ 02 triệu tới 40 triệu, tùy vào số lượng người lao động bị vi phạm.
Ngoài ra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ buộc người sử dụng lao động phải thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm cho người lao động đã bị người sử dụng lao động vi phạm.
Công ty không chốt sổ thì người lao động phải làm sao?
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 điều 15 nghị định số 24/2018/NĐ-Cp, khi công ty không chốt sổ bảo hiểm cho người lao động, người lao động có thể tiến hành thủ tục khiếu nại.
Bước 1. Người lao động làm đơn khiếu nại tới giám đốc công ty nơi mình đang làm việc để được giải quyết khiếu nại lần đầu.
Bước 2. Sau khi được giám đốc công ty nơi mình đang làm việc giải quyết khiếu nại lần đầu mà người lao động không đồng ý hoặc giám đốc công ty không giải quyết khiếu nại cho người lao động thì người lao động có thể tiếp tục khiếu nại lần hai tới chánh thanh tra sở lao động – thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở để được giải quyết.
Kết luận:
Khi công ty không thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm cho bạn thì bạn không thể tự làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội được. Bạn có thể khiếu nại lần đầu tới giám đốc công ty nơi bạn đã làm việc và khiếu nại lần hai tới chánh thanh tra sở lao động – thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty nơi bạn đã làm việc. Đồng thời, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ buộc công ty phải thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm cho bạn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Hướng dẫn thủ tục hủy sổ bảo hiểm cũ làm lại sổ bảo hiểm mới
- Công ty trả sổ bảo hiểm chậm phải làm thế nào?
Mọi thắc mắc về vấn đề Có phải đợi người lao động đòi sổ bảo hiểm mới đi chốt không, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Nghỉ hưu khi vừa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện?
- Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản là bao nhiêu lâu?
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
- Hưởng trợ cấp thất nghiệp một lần cho tất cả thời gian đã tham gia
- Dừng đóng vào quỹ hưu trí tử tuất thì có ảnh hưởng đến chế độ thai sản