19006172

Công ty không đóng BHXH khi tạm ngừng kinh doanh được không?

Công ty không đóng BHXH khi tạm ngừng kinh doanh được không?

Công ty tôi đang tham gia đóng BHXH, công ty làm ăn thua lỗ và đã nhận được Giấy xác nhận về việc Doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội. Vậy cho tôi hỏi, doanh nghiệp có phải đóng BHXH cho NLĐ trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh không? Với trường hợp như vậy NLĐ có tự đi chốt sổ BHXH được không? Công ty tôi nợ tiền BHXH, chưa chốt và trả sổ cho NLĐ muộn 03 tháng rồi có bị xử phạt gì không?



không đóng BHXH khi tạm ngừng kinh doanh

Tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, công ty không đóng BHXH khi tạm ngừng kinh doanh được không?

Căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP như sau:

“Điều 16. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Điều 88 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Các trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

a) Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;”

Như vậy, trong trường hợp công ty bạn nhận được Giấy xác nhận về việc Doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội mà thuộc các trường hợp gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Thứ hai, NLĐ tự báo giảm và tự chốt sổ BHXH khi đơn vị tạm ngừng kinh doanh không?

Căn cứ theo Khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH như sau:

“1. Ghi, xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trong sổ BHXH

1.2. Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động. Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.”

Như vậy, pháp luật chỉ quy định về trường hợp người lao động được tự mình chốt sổ khi công ty nơi người lao động làm việc đã bị phá sản, giải thể. Theo đó, trong trường hợp công ty bạn đang làm việc mới chỉ đang tạm ngưng sản xuất kinh doanh chứ chưa lâm vào tình trạng phá sản, giải thế và cũng chưa chấm dứt quan hệ lao động lao động với người lao động nên bạn không thể tự mình thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH với cơ quan BHXH.

Thứ ba, công ty chậm trả sổ và chốt sổ cho NLĐ bị xử phạt không?

Căn cứ theo quy định tại điểm d Khoản 4 Điều 40 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:

“Điều 40. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

d) Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội.”

Như vậy, trong trường hợp này, công ty của bạn sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng tới 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi lao động, tối đa không quá 75.000.000 đồng.

Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

-> Doanh nghiệp nào được tạm dừng đóng BHXH trên địa bàn Hà Nội

luatannam