Công ty nợ tiền bảo hiểm người lao động có được giải quyết chế độ thai sản?
Luật sư cho em hỏi em làm ở công ty với hợp đồng 3 năm. Khi em hết hợp đồng công ty nợ tiền bảo hiểm. Thời gian nợ là 3 năm có nghĩa là trong khoảng thời gian em làm ở công ty, công ty không đóng bảo hiểm cho em. Trong thời gian đó em sinh con và nghỉ thai sản. Đến bây giờ con em gần 3 tuổi mà em chưa được lấy tiền thai sản. Công ty vẫn chưa trả em hết tiền lương của năm 2017 và 2019.
Em rất muốn được các cơ quan chính quyền can thiệp giúp em để công ty nộp tiền bảo hiểm và thanh toán số tiền còn nợ cho em. Em có thể đến cơ quan nào để nhờ can thiệp giúp em. Nếu để lâu quá công ty không đóng tiền bảo hiểm liệu em có bị mất số tiền thai sản đó không?
- Công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động bị phạt thế nào?
- Có bị phạt vi phạm hành chính khi truy thu bảo hiểm xã hội không?
- Mức phạt đối với trường hợp chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi về vấn đề công ty nợ tiền bảo hiểm thì người lao động có được giải quyết chế độ thai sản không; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về điều kiện hưởng chế độ thai sản:
Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 :
“ Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b) Lao động nữ sinh con;
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.”
Theo đó, để hưởng chế độ thai sản thì bạn phải đáp ứng các điều kiện;
+ Đóng 6 tháng bảo hiểm xã hội trong vòng 12 tháng trước khi sinh
+ Đóng đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ thì phải đóng đủ 03 tháng bảo hiểm xã hội trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh.
Như vậy, nếu đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản.
Thứ hai, trường hợp công ty nợ tiền bảo hiểm:
Theo thông tin bạn cung cấp thì công ty bạn nợ tiền bảo hiểm xã hội 3 năm nên không đóng bảo hiểm xã hội cho bạn. Do đó, bạn không được giải quyết chế độ thai sản.
Trường hợp này, nếu bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì bạn vẫn sẽ được hưởng và không bị mất. Tuy nhiên, bạn chỉ được giải quyết chế độ thai sản khi nào công ty giải quyết xong khoản nợ bảo hiểm.
Trường hợp công ty không giải quyết cho mình, bạn có thể khiếu nại lên Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận huyện nơi công ty bạn đặt trụ sở để được giải quyết.
Bên cạnh đó, trường hợp công ty bạn chậm đóng bảo hiểm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
+ Công ty bạn sẽ bị phạt về việc không đóng bảo hiểm cho người lao động
+ Nếu đủ điều kiện bạn vẫn sẽ được hưởng chế độ thai sản. Bạn sẽ được giải quyết chế độ khi công ty bạn thanh toán nợ xong với bên bảo hiểm.
+ Nếu công ty không thanh toán bạn có thể khiếu nại lên Phòng Lao động thương binh và Xã hội của Quận huyện nơi công ty bạn đặt trụ sở.
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi công ty nợ tiền bảo hiểm người lao động có được giải quyết chế độ thai sản không? của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thông tin về hồ sơ hưởng chế độ thai sản tại bài viết:
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản và thời gian nộp
Thời điểm nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi sinh con
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc. Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn trực tiếp.
- Đóng dấu trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
- Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp chuyển nơi cư trú
- Người lao động có được nhận tiền TCTN một lần không?
- Thời gian giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản?
- Bị đánh tại nơi làm việc có được xác định là tai nạn lao động không?