Công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm xác định thế nào?
Tôi có câu hỏi về công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Hiện đang làm việc tại công ty TNHH Air Liquide việt nam. Môi trường làm việc sạch; không có bụi bẩn cũng như độc hại chỉ có tiếp xúc với tiếng ồn mỗi khi phải đi kiểm tra ghi thông số thiết bị vận hành.
Người vận hành nhà máy Hydro đôi khi phải tiếp xúc với hóa chất độc hại để xử lý nước như a xít HCl, kiềm KOH, NaOH, thời gian khoảng 20 phút mỗi ca làm việc. Những người lao động ở đây có được hưởng theo điều kiện lao động loại IV không? Tiêu chuẩn hưởng lao động loại IV là gì? Và chúng tôi có được hưởng chế độ nghỉ hưu ở tuổi 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ không?
- Điều kiện hưởng lương hưu khi làm công việc nặng nhọc, độc hại
- Cách tính lương hưu cho người làm công việc nặng nhọc
- Chế độ hưu trí hàng tháng cho người làm việc nặng nhọc độc hại
Tư vấn chế độ hưu trí:
Với câu hỏi về công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm xác định thế nào; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, xác định công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
Do bạn không cung cấp tên công việc bạn làm, căn cứ vào Phụ lục D, Điều kiện lao động loại IV Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH quy định một số công việc tương tự công việc của bạn:
+) Công việc: Chiết nạp và sản xuất khí công nghiệp – đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc: Chịu tác động bụi, ồn; công việc gò bó, nguy hiểm.
+) Công việc: Vận hành thiết bị điện phân hydro nhà máy nhiệt điện – đặc điểm công việc là thường xuyên tiếp xúc hơi kiềm (KOH) và khí H2, chịu tác động của ồn cao.
Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp, môi trường bạn làm việc sạch, không có bụi bẩn cũng như độc hại chỉ có tiếp xúc với tiếng ồn khi phải đi kiểm tra ghi thông số thiết bị vận hành. Người vận hành nhà máy Hydro đôi khi phải tiếp xúc với hóa chất độc hại để xử lý nước như axít HCl, kiềm KOH, NaOH, thời gian khoảng 20 phút mỗi ca làm việc. Theo đó, nếu công việc bạn làm là vận hành thiết bị điện phân Hydro nhà máy nhiệt điện thì đủ Điều kiện lao động loại IV ( công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm).
Thứ hai, về điều kiện nghỉ hưu khi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
Căn cứ tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP thì
“2. Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo bảng dưới đây:
Lao động nam |
Lao động nữ |
||
Năm nghỉ hưu |
Tuổi nghỉ hưu |
Năm nghỉ hưu |
Tuổi nghỉ hưu |
2021 |
60 tuổi 3 tháng |
2021 |
55 tuổi 4 tháng |
+) Đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội trở lên.Theo đó, để được nghỉ hưu thì phải đáp ứng ba điều kiện sau:
+) Đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại ,nguy hiểm trở lên.
+) Về độ tuổi: đối với nữ là từ đủ 50 tuổi. Với nam từ đủ 55 tuổi.
Như vậy, nếu công việc của bạn là công việc thuộc điều kiện lao động loại IV thì bạn cần làm việc 15 năm làm công việc này thì đủ điều kiện nghỉ hưu 55 tuổi với nam và 50 tuổi với nữ.
Ngoài ra, căn cứ Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
“Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;“
Như vậy; bạn có thể về hưu khi đáp ứng điều kiện về độ tuổi và mức suy giảm khả năng lao động.
Tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
Bạn cần căn cứ vào những thông tin trên; để biết công việc của bạn có thuộc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không. Trường hợp thuộc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; thì bạn được nghỉ hưu khi đáp ứng về độ tuổi; số năm đóng bảo hiểm xã hội và có 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm xác định thế nào? Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết :
Giám định sức khỏe để làm thủ tục hưởng lương hưu trước tuổi
Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí và thời gian nộp
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
- Họ tên trên giấy nghỉ hưởng bảo hiểm bị sai thì có được giải quyết ốm đau không?
- Nhà tu hành tham gia BHYT theo đối tượng nào?
- Giấy tờ xác định tham gia BHYT đối với cựu chiến binh đã chuyển ngành
- Tự động bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp theo quy định mới
- Thẻ bảo hiểm y tế hết hạn trong quá trình điều trị