Đã có hướng dẫn chính thức về hệ số trượt giá năm 2021
Xin chào tổng đài tư vấn! Cho em hỏi là đã có về hệ số trượt giá mới của năm 2021 chưa ạ? Nếu có rồi thì hệ số cụ thể là nào nhiêu thế ạ? Ngoài việc dùng để tính tiền BHXH một lần thì hệ số này có dùng để tính gì nữa không? Em xin cám ơn nhiều ạ!
- Tiền trượt giá khi nhận BHXH một lần được hiểu như thế nào?
- Có được nhận tiền trượt giá khi hưởng trợ cấp thất nghiệp?
VIDEO: TIỀN TRƯỢT GIÁ BHXH,TẠI SAO NGƯỜI CÓ NGƯỜI KHÔNG
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Đã có hướng dẫn chính thức về hệ số trượt giá năm 2021 của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, Đã có hướng dẫn chính thức về hệ số trượt giá năm 2021
Căn cứ Điều 4 Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
“Điều 4. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021; các quy định tại Thông tư này áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.”
Như vậy, từ ngày 15/02/2021 thì Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (hay còn được gọi là hệ số trượt giá) sẽ chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, các quy định tại Thông tư này áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Thứ hai, về hệ số trượt giá theo quy định hiện hành
Căn cứ Điều 2 và Điều 3 Thông tư 23/2021/TT-BLĐTBXH thì mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (hay còn được gọi là hệ số trượt giá) được xác định như sau:
– Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi và người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì thực hiện theo hệ số trượt giá năm 2021 tại bảng 1 dưới đây:
Dịch vụ hỗ trợ tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Năm |
Trước 1995 |
1995 |
1996 |
1997 |
1998 |
1999 |
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
2006 |
2007 |
Mức điều chỉnh |
5,01 |
4,25 |
4,02 |
3,89 |
3,61 |
3,46 |
3,52 |
3,53 |
3,40 |
3,29 |
3,06 |
2,82 |
2,62 |
2,42 |
Năm |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
Mức điều chỉnh |
1,97 |
1,84 |
1,69 |
1,42 |
1,30 |
1,22 |
1,18 |
1,17 |
1,14 |
1,10 |
1,06 |
1,03 |
1,00 |
1,00 |
– Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thực hiện theo hệ số trượt giá năm 2021 tại bảng 1 dưới đây:
Năm |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
Mức điều chỉnh |
1,97 |
1,84 |
1,69 |
1,42 |
1,30 |
1,22 |
1,18 |
Năm |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
Mức điều chỉnh |
1,17 |
1,14 |
1,10 |
1,06 |
1,03 |
1,00 |
1,00 |
Thứ ba, về vấn đề áp dụng hệ số trượt giá khi hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội
Căn cứ Điều 1 Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
“Điều 1. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP bao gồm:
a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.
b) Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.
2. Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.”
Như vậy, ngoài BHXH một lần thì hệ số trượt giá còn được áp dụng khi tính hưởng các chế độ khác như:
– Hưởng lương hưu;
– Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu;
– Hưởng trợ cấp tuất một lần cho thân nhân khi người lao động qua đời.
Trên đây là bài viết về vấn đề Đã có hướng dẫn chính thức về hệ số trượt giá năm 2021.
Nếu còn vướng mắc về Đã có hướng dẫn chính thức về hệ số trượt giá năm 2021; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn chế độ bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
--> Cách áp dụng hệ số trượt giá khi nhận tiền BHXH một lần
- Lập biên bản điều tra tai nạn lao động trước hay hồ sơ giám định sức khỏe trước?
- Đối tượng cựu chiến binh nào sẽ được nhà nước cấp thẻ BHYT?
- Những trường hợp nào không được hưởng chế độ ốm đau?
- Mức hưởng khi khám chữa bệnh khác nơi đăng kí bảo hiểm y tế
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng có được cộng dồn?