Đã nghỉ hết 180 ngày chế độ ốm đau có được nghỉ tiếp không
Xin chào Tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về đã nghỉ hết 180 ngày chế độ ốm đau có được nghỉ tiếp không. Tôi làm việc ở công ty được 3 năm. Tôi bị bệnh viêm cơ tim thuộc danh mục bệnh cần chữa dài ngày. Trong năm nay, tôi đã nghỉ hết 180 ngày làm việc hưởng chế độ ốm đau. Nhưng tôi vẫn cần phải nằm viện theo dõi tiếp. Vậy tôi có thể được nghỉ thêm nữa không? Nếu được thì mức hưởng thế nào? Xin cảm ơn.
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau của người lao động loại V
- Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày
- Cách tính thời gian nghỉ khi bị bệnh dài ngày
Tư vấn chế độ ốm đau:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn Với câu hỏi của bạn về đã nghỉ hết 180 ngày chế độ ốm đau có được nghỉ tiếp không; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Theo khoản 2 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội“.
Như vậy, theo quy định trên thì thời gian tối đa nghỉ chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày là 180 ngày, kể cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần. Tuy nhiên khi hết thời hạn này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội là 3 năm.
Về mức hưởng chế độ ốm đau
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
“2. Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội được tính như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày |
= |
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc |
x |
Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) |
x |
Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau |
Trong đó:
a) Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu. Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính như sau:
– Bằng 65% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
– Bằng 55% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
– Bằng 50% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.”
Theo đó, mức hưởng ốm đau cho thời gian nghỉ tiếp theo phụ thuộc vào số năm đóng bảo hiểm như sau: đóng bảo hiểm từ đủ 30 năm trở lên hưởng mức 65% mức lương; người đóng bảo hiểm từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm hưởng 55% mức lương; đóng bảo hiểm dưới 15 năm hưởng 50% mức lương.
Tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
Như vậy, sau khi bạn đã nghỉ hết 180 ngày mà vẫn chưa hết đợt điều trị; thì bạn vẫn được nghỉ tiếp nhưng thời gian nghỉ tối đa bằng thời gian đóng bảo hiểm. Theo thông tin bạn cung cấp bạn đóng bảo hiểm được 3 năm. Vậy mức hưởng chế độ của bạn cho thời gian nghỉ tiếp theo được tính bằng: mức lương đóng bảo hiểm của tháng liền trước khi nghỉ việc x 50% x số tháng nghỉ.
Trên đây là bài viết về vấn đề đã nghỉ hết 180 ngày chế độ ốm đau có được nghỉ tiếp không. Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Mức hưởng chế độ ốm đau do bệnh dài ngày khi có ngày lẻ
Nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau có tính vào nghỉ hàng năm?
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc về Đã nghỉ hết 180 ngày chế độ ốm đau có được nghỉ tiếp không bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Mẹ sinh con bị thiếu tháng thì bố có được giải quyết chế độ ốm đau?
- Thông báo tình trạng việc làm khi bị ốm đau dài ngày
- Chồng có được hưởng trợ cấp một lần khi vợ không tham gia BHXH?
- Khi sinh con thiếu tháng và phải mổ được nghỉ bao nhiêu lâu?
- Mất thẻ BHYT do công ty cấp có tự làm thủ tục xin cấp lại không?