Đăng ký khám chữa bệnh cho người lao động ở tỉnh khác
Em muốn hỏi về vấn đề đăng ký khám chữa bệnh cho người lao động ở tỉnh khác. Công ty em trụ sở ở Hà Nội nhưng mới lập văn phòng đại diện ở Nghệ An. Công ty mới tuyển 1 người lao động để phụ trách văn phòng đại diện trong đó. Vậy thì công ty em vẫn phải kê khai đóng BHYT cho bạn này ở ngoài Hà Nội có đúng không ạ? Vậy thì em có đăng ký cho bạn này nơi khám chữa bệnh trong Nghệ An để tiện khám chữa bệnh không ạ? Nếu được thì em có thể lựa chọn những bệnh viện nào ở Nghệ An? Khi đó người lao động đến đúng nơi khám chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ thì vẫn được 80% có đúng không ạ? Em cám ơn nhiều!
- Danh mục khám chữa bệnh được bảo hiểm y tế chi trả
- Thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khi đi công tác
Hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về nơi kê khai tham gia BHYT
Căn cứ Khoản 3 Điều 7 và Khoản 1 Điều 19 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“Điều 7. Phương thức đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
3. Đóng theo địa bàn
3.1. Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.
3.2. Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ.”
“Điều 19. Phương thức đóng BHYT theo quy định tại Điều 15 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Đối tượng tại Khoản 1 Điều 17: như quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 7″.
Bạn cho biết công ty bạn có trụ sở ở Hà Nội nhưng có người lao động làm việc tại văn phòng đại diện ở Nghệ An. Đối chiếu quy định trên thì công ty bạn vẫn cần kê khai đóng BHYT cho người lao động ở Hà Nội.
Thứ hai, về vấn đề đăng ký khám chữa bệnh ở tỉnh khác
Căn cứ Điều 8 và Điểm b Khoản 1 Điều 9 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định:
“Điều 8. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến xã, tuyến huyện
Người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu (sau đây gọi tắt là khám bệnh, chữa bệnh ban đầu) tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”.
“Điều 9. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến tỉnh, tuyến trung ương
1. Người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 và Điều 6 Thông tư này trong các trường hợp sau đây:
… b) Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7và 9 Điều 5 và Điều 6 Thông tư này do Giám đốc Sở Y tế quy định sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”.
Đối chiếu quy định nêu trên thì người lao động công ty bạn dù được kê khai đóng BHYT ở Hà Nội nhưng vẫn có thể đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở Nghệ An.
Thứ ba, về các bệnh viện ở Nghệ An có thể đăng ký khám chữa bệnh ban đầu
Căn cứ Công văn 2783/BHXH-GĐBHYT thì khi kê khai tham gia BHYT ở Hà Nội, bạn vẫn có thể đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại 01 trong số các cơ sở khám chữa bệnh sau ở Nghệ An:
1. Bệnh viện Quân y 4
2. BV đa khoa khu vực Tây Bắc
3. BV đa khoa khu vực Tây Nam
4. BV đa khoa Thành phố Vinh
5. Bệnh viện huyện Nghi Lộc
6. Bệnh viện huyện Diễn Châu
7. BV huyện Thanh Chương 2
8. Bệnh viện huyện Quỳnh Lưu
9. Bệnh viện huyện Đô Lương
10. Bệnh viện huyện Yên Thành
11. Trung tâm y tế huyện Kỳ Sơn
12. Trung tâm y tế Tương Dương
13. Trung tâm y tế huyện Anh Sơn
14. Trung tâm y tế huyện Nam Đàn
15. Trung tâm y tế Hưng Nguyên
16. Trung tâm y tế thị xã Cửa Lò
17. Trung tâm y tế huyện Tân Kỳ
18. Trung tâm y tế huyện Quỳ Hợp
19. Trung tâm y tế huyện Quỳ Châu
20. Trung tâm y tế Quế Phong
21. Trung tâm y tế Hoàng Mai
22. Trung tâm y tế Nghĩa Đàn
23. BV Giao thông vận tải Vinh
24. Bệnh viện Công an Nghệ An
25. BV Trường Đại học Y Vinh
26. Bệnh viện đa khoa Thái An
27. Bệnh viện đa khoa 115
28. Bệnh viện đa khoa Cửa Đông
39. Bệnh viện đa khoa Đông Âu
30. Bệnh viện đa khoa Minh An
31. Bệnh viện đa khoa Phủ Diễn
32. BV đa khoa Nguyễn Minh Hồng
33. Bệnh viện Quốc tế Vinh
34. Bệnh viện đa khoa Quang Khởi
35. Bệnh viện đa khoa An Phát
36. PK đa khoa Quanh Thành
37. Phòng khám đa khoa Hồng Tùng
38. Phòng khám đa khoa Yên Lý
39. Phòng khám đa khoa Tân Thanh
40. Phòng khám đa khoa 247
41. PK đa khoa Đồng Thành
42. Phòng khám đa khoa Bảo Sơn
43. Phòng khám đa khoa Phú Hậu
Thứ tư, về mức hưởng BHYT của người lao động
Căn cứ Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
“1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;
… e) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;
g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;”
Theo đó, khi người lao động đi khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ được thanh toán 80% các chi phí trong danh mục.
Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về bảo hiểm y tế 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
--> Mức hưởng bảo hiểm y tế của người lao động khi khám chữa bệnh trái tuyến?