Quy định về đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu
Tôi đang chuẩn bị tham gia bảo hiểm y tế ở doanh nghiệp mà tôi làm việc nhưng không biết mức đóng và mức hưởng của tôi như thế nào? Tôi không thuộc đối tượng ưu tiên cũng không thuộc diện chính sách nào cả. Anh chị tư vấn giúp tôi xem có quy định về đăng ký nơi khám chữa bệnh như trường hợp của tôi không? Nếu đăng ký rồi nhưng tôi không thích chỗ đó nữa thì có đổi qua nới khác được không? Xin cám ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi quy định về đăng ký nơi khám chữa bệnh cho chúng tôi. Tổng đài tư vấn xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Thứ nhất, về mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động
Căn cứ Khoản 1 Điều 17 và Khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
“1. Nhóm do người lao động và đơn vị đóng, bao gồm:
1.1. Người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành Hợp tác xã hưởng tiền lương, làm việc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại Khoản 3 Điều 4″.
“Điều 18. Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng theo quy định tại Điều 13 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6″.
Theo đó, mức đóng BHYT hằng tháng của bạn bằng 4,5% mức tiền lương tháng; trong đó doanh nghiệp đóng 3%; bạn đóng 1,5%.
Bạn vui lòng tham khảo tiền lương tháng đóng BHYT tại bài viết: Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế
Thứ hai, về mức hưởng bảo hiểm y tế của người lao động
Căn cứ Điểm g Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
… g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;”
Theo đó, khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến thì bạn được hưởng 80% các chi phí trong danh mục.
Hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Thứ ba, quy định về đăng ký nơi khám chữa bệnh
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 40/2015/TT-BYT:
“Người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu (sau đây gọi tắt là khám bệnh, chữa bệnh ban đầu) tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.”
Như vậy, với trường hợp của bạn không thuộc đối tượng ưu tiên hay được hưởng chính sách đặc biệt, bởi vậy theo quy định về đăng ký nơi khám chữa bệnh trên bạn có thể lựa chọn đăng kí nơi khám chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở sau:
+) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến xã và tương đương:
– Trạm y tế xã, phường, thị trấn;
– Trạm xá, trạm y tế, phòng y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức;
– Phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân độc lập;
– Trạm y tế quân – dân y, Phòng khám quân – dân y, Quân y đơn vị cấp tiểu đoàn và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
+) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện và tương đương:
– Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
– Trung tâm y tế huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh; Trung tâm y tế huyện có phòng khám đa khoa;
– Phòng khám đa khoa; phòng khám đa khoa khu vực;
– Bệnh viện đa khoa hạng III, hạng IV và chưa xếp hạng thuộc các Bộ, Ngành hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành;
– Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương;
– Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương;
– Phòng Y tế, Bệnh xá trực thuộc Bộ Công an, Bệnh xá Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Trung tâm y tế quân – dân y, Bệnh xá quân y, Bệnh xá quân – dân y, Bệnh viện quân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, bệnh viện quân – dân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Theo đó, căn cứ vào nhu cầu của bản thân và chỉ tiêu của từng bệnh viện mà bạn có thể lựa chọn nơi đăng ký khám, chữa bệnh thuận tiện nhất cho bạn.
Thứ tư, về vấn đề thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu
Căn cứ Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế năm 2014 quy định:
“1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế…
2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.
3. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.”
Như vậy, nếu có nhu cầu thì bố của bạn được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý (tháng 1; tháng 4; tháng 7 và tháng 10).
Trên đây là bài viết về vấn đề quy định về đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu
Nếu còn vướng mắc về vấn đề quy định về đăng ký nơi khám chữa bệnh; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Thủ tục đổi thẻ BHYT khi thay đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu
Đăng kí nơi khám chữa bệnh ban đầu có mất phí không?
- Điều kiện được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho người lao động
- Hưởng TCTN khi tham gia bảo hiểm được 14 năm theo quy định mới nhất
- Thủ tục điều chỉnh thời hạn 5 năm liên tục trên thẻ bảo hiểm y tế
- Mức hưởng và thời hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm một lần
- Nghỉ việc trước sinh hồ sơ hưởng thai sản bao gồm những gì?