Đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu ở bệnh viện tuyến tỉnh khác thành phố
Tôi muốn hỏi về: Đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu ở bệnh viện tuyến tỉnh khác thành phố. Tôi mua BHYT ở tỉnh Tiền Giang xin đăng ký khám ban đầu ở bệnh viện Triều An TP. Hồ Chí Minh được không?
- Chuyển tuyến khám chữa bệnh đến bệnh viện tuyến tỉnh
- Khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh
- Có được lựa chọn nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu hay không?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về Đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu ở bệnh viện tuyến tỉnh khác thành phố; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, Bệnh viện Triều An ở Thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện thuộc tuyến tỉnh. Về đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu tuyến tỉnh, căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 9 Thông tư 40/2015/TT-BYT như sau:
“Điều 9. Đăng ký khám bệnh; chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh; chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến tỉnh; tuyến trung ương
2. Người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký khám bệnh; chữa bệnh ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 8, khoản 1 Điều 9 Thông tư này hoặc được đăng ký khám bệnh; chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh; chữa bệnh bảo hiểm y tế khác trong các trường hợp sau đây:
a) Đối tượng thuộc diện được quản lý; bảo vệ sức khỏe theo Hướng dẫn số 52 HD/BTCTW ngày 02 tháng 12 năm 2005 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về việc điều chỉnh bổ sung đối tượng khám; chữa bệnh tại một số cơ sở y tế của Trung ương được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Hữu Nghị; Bệnh viện C Đà Nẵng; Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế hoặc cơ sở khám bệnh; chữa bệnh khác quy định tại Điều 5 (trừ Khoản 4) và các khoản 1,2 và 4 Điều 6 Thông tư này;
b) Đối tượng thuộc diện được quản lý; bảo vệ sức khỏe cán bộ của tỉnh; thành phố được đăng ký khám bệnh; chữa bệnh ban đầu tại phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh hoặc cơ sở khám bệnh; chữa bệnh tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 Thông tư này;
c) Người có công với cách mạng; người từ đủ 80 tuổi trở lên được đăng ký khám bệnh; chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh; chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 9 Điều 5, các khoản 1, 2 và 4 Điều 6 Thông tư này;
d) Trẻ em dưới 6 tuổi được đăng ký khám bệnh; chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 5 Thông tư này;
đ) Người công tác trong quân đội khi nghỉ hưu được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh; chữa bệnh quy định tại Khoản 9 Điều 5; Khoản 4 Điều 6 Thông tư này.”
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, chỉ khi bạn thuộc một trong các đối tượng đã được quy định ở Khoản 2 Điều 9 bên trên bạn mới được đăng kí cơ sở khám chữa bệnh ban đầu ở bệnh viện tuyến tỉnh. Nếu bạn không thuộc các trường hợp này thì phải tiến hành đăng ký cơ sở khám chữa bệnh ban đầu ở bệnh viện tuyến xã, huyện.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu ở bệnh viện tuyến tỉnh khác thành phố. Ngoài ra bạn có thể tham khảo:
KCB ở bệnh viện huyện tỉnh khác có phải xin giấy chuyển tuyến không?
Đăng ký nơi khám chữa bệnh BHYT ban đầu ở tỉnh khác được không
Mọi thắc mắc liên quan đến bảo hiểm y tế, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp.
- Vợ sinh con thì chồng có được nhận chế độ thai sản không?
- Giá mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình từ ngày 01/01/2021
- Có được nhận TCTN khi nghỉ thai sản xong làm việc tiếp 3 tháng rồi nghỉ?
- Nghỉ việc vẫn được thanh toán chế độ thai sản
- Thời gian nghỉ hưởng ốm đau giao giữa 2 năm thì tính cho năm nào?