Đăng ký SĐT nhận mã OTP để tra cứu quá trình đóng BHXH
Em đang tra cứu mã số BHXH trên cổng thông tin nhưng có mục SĐT nhận OTP nhưng em chưa đăng ký SĐT. Vậy giờ em muốn đăng ký SĐT nhận mã OTP để tra cứu quá trình đóng BHXH thì thủ tục ra sao ạ? Ngoài tra cứu trên cổng thông tin thì có cách nào để tra cứu quá trình đóng BHXH nữa không và hướng dẫn hộ em cách tra cứu qua cổng thông tin luôn ạ?
- Hướng dẫn cách tra cứu quá trình đóng BHXH bằng tin nhắn hiện nay
- Tra cứu kết quả đóng BHXH của Doanh nghiệp
Luật sư tư vấn chế độ Bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, đăng ký SĐT nhận mã OTP để tra cứu quá trình đóng BHXH
Căn cứ theo quy định tại Công văn 5147/BHXH-QLT việc đăng ký số điện thoại lấy mã OTP từ BHXH được thực hiện như sau:
Nhằm bảo mật thông tin quá trình đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, việc tra cứu phải thông qua cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam phải được thực hiện thông qua số điện thoại cá nhân của người tham gia để cá nhân người tham gia muốn kiểm tra thời gian tham gia đóng hay kiểm tra mã số sổ BHXH của mình thì phải cung cấp mã OTP. Do đó:
– Đơn vị khi có phát sinh tăng mới lao động đối với trường hợp chưa có mã số BHXH hoặc chưa cung cấp số điện thoại cho cơ quan BHXH hướng dẫn người tham gia kê khai tờ khai TK1-TS với đầy đủ thông tin và số điện thoại di động của cá nhân người tham gia, gửi hồ sơ điện tử theo mã thủ tục 122QD1259N đến cơ quan BHXH..
– Đối với người đang tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; đơn vị thu thập các thông tin còn thiếu và số điện thoại di động của cá nhân người tham gia, lập Mẫu TK1-TS, gửi hồ sơ điện tử theo mã thủ tục 122QD1259N. Trường hợp đơn vị sử dụng lao động có số lao động lớn lập danh sách D02-TS bổ sung số điện thoại di động của người lao động vào cột ghi chú, trên sheet import_SMS có trường (SDT) số điện thoại, gửi hồ sơ điện tử theo mã thủ tục 122QD1259N đến cơ quan BHXH
– Đối với người lao động đã nghỉ việc, cần kê khai theo mẫu và gửi trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cư trú để bổ sung hoặc điều chỉnh số điện thoại cá nhân.
Thứ hai, các phương thức tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội
Để tra cứu quá trình đóng BHXH, bạn có thể lựa chọn các phương thức sau đây:
Tra cứu qua tin nhắn điện thoại:
– Tra cứu thời gian tham gia BHXH: soạn BH QT <MÃ SỐ BHXH> gửi 8079 hoặc TC BHXH <MÃ SỐ BHXH> gửi 8179
– Tra cứu thời gian tham gia BHXH theo khoảng thời gian: soạn BH QT <MÃ SỐ BHXH> từ tháng-năm đến tháng-năm gửi 8079 hoặc TC BHXH <MÃ SỐ BHXH> <từ tháng-năm> <đến tháng-năm> gửi 8179
– Tra cứu thời gian tham gia BHXH theo khoảng thời gian theo năm: soạn BH QT <MÃ SỐ BHXH> < từ năm> <đến năm> gửi 8079 hoặc TC BHXH <MÃ SỐ BHXH> <từ năm> <đến năm> gửi 8179
Tra cứu qua cổng thông tin điện tử của BHXH:
Để cần tra cứu quá trình đóng BHXH, bạn cần phải đăng ký số điện thoại của mình với cơ quan bảo hiểm xã hội. Sau đó, bạn cần làm theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào link baohiemxahoi.gov.vn
Bước 2: Kéo xuống phía dưới trang thủ, chọn “Tra cứu trực tuyến”
Bước 3: Tại cột danh mục phía bên phải, chọn “Tra cứu quá trình tham gia BHXH”
Bước 4: Điền các thông tin dưới đây:
-Tỉnh/thành phố nơi bạn đóng BHXH
-Cơ quan BHXH nơi bạn tham gia
-Thời gian tham gia BHXH mà bạn muốn tra cứu
-Chứng minh nhân dân; Họ tên; Mã số BHXH
-Số điện thoại nhận OTP mà bạn đã đăng ký
Sau đó, bạn sẽ chọn ô “Lấy mã OTP”. Cơ quan BHXH sẽ gửi mã OTP về số điện thoại mà bạn đăng ký. Bạn sẽ nhập mã đó vào phần mã OTP để tra cứu quá trình đóng của mình.
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Các phương thức tra cứu quá trình đóng BHXH của người lao động
Thời gian đóng BHXH có thể tra cứu bằng điện thoại được không?
- Có phải điều chỉnh tăng lương trong thời gian nghỉ thai sản không?
- Chế độ tử tuất của thân nhân người có công và người hưởng lương hưu
- Quyền lợi được hưởng khi đi cấp cứu tại bệnh viện trái tuyến
- Hợp đồng học việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
- Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại nơi không phải nơi đóng