19006172

Đi khám bệnh ở Bệnh viện 175 có cần giấy chuyển tuyến không?

Đi khám bệnh ở Bệnh viện 175 có cần giấy chuyển tuyến không?

Thẻ BHYT của em mua ở dưới Đồng Nai bữa nay muốn lên Bệnh viện 175 để khám bệnh thì có cần phải giấy chuyển tuyến không ạ? Em tự xin có được không, nếu người ta sẽ không cho em khám bệnh ở đó ạ? Em muốn lên đó để nội soi phế quản thì chi phí thanh toán là bao nhiêu ạ?



Đi khám bệnh ở Bệnh viện 175

Dịch vụ hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, đi khám bệnh ở Bệnh viện 175 có cần giấy chuyển tuyến không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định như sau:

“Điều 5. Điều kiện chuyển tuyến

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị;….

5. Các trường hợp chuyển người bệnh theo đúng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được coi là chuyển đúng tuyến. Các trường hợp chuyển người bệnh không theo đúng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được coi là chuyển vượt tuyến.

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2014 như sau:

“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;”

Như vậy, trong trường hợp của bạn, khi bạn chỉ đến nơi bạn đăng ký KCB ban đầu để tự xin giấy chuyển viện mà không phải theo chỉ định của bác sĩ sẽ bị coi là trường hợp trái tuyến. Dẫn chiếu đến trường hợp bạn có thẻ BHYT mua ở Đồng Nai, bạn muốn đi khám bệnh ở Bệnh viện 175 – đây là bệnh viện tuyến trung ương. Do đó, nếu bạn không được bác sĩ cấp giấy chuyển tuyến thì khi đi KCB ở Bệnh viện 175 sẽ được hưởng BHYT khi đi khám chữa bệnh trái tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú.

Thứ hai, nội soi phế quản ở Bệnh viện 175 được BHYT thanh toán chi phí bao nhiêu?

Căn cứ vào Điều 21 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định như sau:

“Điều 21. Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:

a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;

Đi khám bệnh ở Bệnh viện 175

Bên cạnh đó, theo quy định tại Thông tư 13/2019/TT-BYT khi bạn thực hiện nội soi phế quản ở Bệnh viện 175 thuộc các dịch vụ sau đây thì sẽ được BHYT chi trả chi phí tương ứng với mức hưởng BHYT của bạn:

  • Nội soi phế quản dưới gây mê có sinh thiết là 1.761.000 đồng.
  • Nội soi phế quản dưới gây mê không sinh thiết là 1.461.000 đồng.
  • Nội soi phế quản dưới gây mê lấy dị vật phế quản: 3.261.000 đồng.
  • Nội soi phế quản ống mềm gây tê: 753.000 đồng.
  • Nội soi phế quản ống mềm gây tê có sinh thiết: 1.133.000 đồng.
  • Nội soi phế quản ống mềm gây tê lấy dị vật: 2.584.000 đồng.
  • Nội soi phế quản ống mềm: cắt đốt u, sẹo nội phế quản bằng điện đông cao tần: 2.844.000 đồng.

Trên đây là bài viết về đi khám bệnh ở Bệnh viện 175 có cần giấy chuyển tuyến không?

Nếu còn vướng mắc về đi khám bệnh ở Bệnh viện 175, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

Có được BHYT thanh toán chi phí nội soi dạ dày không?

Khám bệnh trái tuyến tại bệnh viện Quân đội 175 có được hưởng BHYT không?

luatannam