Đi nghĩa vụ có được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm
Cho tôi hỏi: Đi nghĩa vụ có được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm. Tôi đi nghĩa vụ quân sự từ tháng 3/2001 đến tháng 10/2003 thì xuất ngũ. Tôi chưa thanh toán chế độ gì mà nghỉ cho đến tháng 10/2005 thì tôi xin vào làm việc tại một công ty và đóng bảo hiểm tại đó cho đến thời điểm hiện tại. Xin hỏi thời gian tôi thực hiện nghĩa vụ quân sự trước đó có được tính đóng bảo hiểm và cộng dồn thời gian công tác đóng BHXH không?
- Cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội do nghỉ ngang
- Thời hạn giải quyết gộp sổ bảo hiểm xã hội
- Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động tại công ty
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với trường hợp của bạn về: Đi nghĩa vụ có được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm, Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ tại khoản 5 điều 3 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.”
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BQP quy định:
Điều 7. Chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp thêm do kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ, trợ cấp tạo việc làm quy định tại Điều 7 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP
1. Chế độ bảo hiểm xã hội:
a) Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định.
b) Trường hợp trước khi nhập ngũ, có thời gian làm việc, đóng BHXH bắt buộc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, nếu xuất ngũ về địa phương thì được cộng nối thời gian công tác có đóng BHXH trước đó với thời gian tại ngũ để tính hưởng chế độ BHXH theo quy định và do Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng giải quyết.
c) Trường hợp trước khi nhập ngũ có thời gian làm việc, đóng BHXH bắt buộc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, sau đó xuất ngũ về cơ quan cũ hoặc các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, tiếp tục đóng BHXH thì được cộng thời gian trước đó với thời gian tại ngũ và thời gian công tác có đóng BHXH sau này để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định. Cụ thể như sau:
Tổng thời gian tính hưởng BHXH = Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (trước khi nhập ngũ) + Thời gian phục vụ tại ngũ + Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (sau khi xuất ngũ)
Như vậy
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp đóng không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp; người lao động có thời gian phục vụ tại ngũ cũng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo thông tin mà bạn cung cấp; bạn đi nghĩa vụ quân sự từ tháng 3/2001 đến tháng 10/2003 thì xuất ngũ. Bạn chưa thanh toán chế độ gì mà nghỉ cho đến tháng 10/2005 thì xin vào làm việc tại một công ty và đóng bảo hiểm tại đó cho đến thời điểm hiện tại.
Theo đó; thời gian bạn đi nghĩa vụ quân sự từ tháng 3/2001 đến tháng 10/2003 thì xuất ngũ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội và được cộng dồn với thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội (tháng 10/2005 đến nay) để tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
Trên đây là bài viết về: Đi nghĩa vụ có được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Đi nghĩa vụ quân sự có được đóng bảo hiểm xã hội không?
Mức hỗ trợ tiền ăn, tàu xe cho công dân đi khám nghĩa vụ quân sự
Trong quá trình giải quyết về: Đi nghĩa vụ có được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
- Mức đóng BHYT theo đối tượng hộ cận nghèo năm 2024
- Chế độ lương và trợ cấp thai sản cho lao động nữ đi làm sớm sau sinh
- Đến thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng muộn được không?
- Sinh viên đi khám bệnh mà quên thẻ BHYT thì được hưởng với mức bao nhiêu?
- Mức hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu mà có tháng lẻ