Địa chỉ các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội năm 2023
Tôi làm công ty được 4 năm 8 tháng. Hiện nay do dịch bệnh nên tôi có viết đơn xin công ty nghỉ và được bên công ty đồng ý cho nghỉ. Cho tôi hỏi tôi đóng BHTN ở công ty được 4 năm 8 tháng thì tôi được hưởng bao nhiêu tháng BHTN? Mức hưởng bao nhiêu? Tôi đang ở Hà Nội thì có thể nộp hồ sơ hưởng BHTN đến những trung tâm dịch vụ nào?
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn.. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy định về số tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 50 Luật việc làm 2013:
“2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.“
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì:
“Điều 18. Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
7. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.”
Theo quy định trên, trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng Bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến 36 tháng thì được hưởng 3 tháng thất nghiệp, sau đó cứ đóng đủ 12 tháng sẽ được hưởng thêm 1 tháng thất nghiệp. Như vậy, bạn cho biết bạn đóng bảo hiểm 4 năm 8 tháng do đó bạn sẽ được hưởng 4 tháng tiền trợ cấp thất nghiệp và được bảo lưu 8 tháng lẻ.
Thứ hai, quy định về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 50 Luật việc làm 2013:
“1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.”
Như vậy, theo quy định này thì mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính như sau:
Mức hưởng trợ Mức lương bình quân của 06 tháng liền
cấp thất nghiệp = kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp x 60%
hàng tháng trước khi thất nghiệp
Thứ ba, địa chỉ các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội
Nếu bạn ở Hà Nội thì có thể nộp hồ sơ hưởng BHTN tại một trong các trung tâm dịch vụ việc làm có địa chỉ sau:
1. Điểm Yên Hòa:
Địa chỉ: Số 215 Phố Trung Kính, Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (024) 37.822.806
2. Điểm Hà Đông:
Địa chỉ: Số 144 đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: (024) 33.829.082
3. Điểm GDVL vệ tinh Nam Từ Liêm:
Địa chỉ: Trung tâm GDNN và GDTX quận Nam Từ Liêm – Số 18 đường Nguyễn Cơ Thạch, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: (024) 32.123.085
4. Điểm GDVL vệ tinh Gia Lâm:
Địa chỉ: Trung tâm GDNN và GDTX huyện Gia Lâm – Số 6 đường Cổ Bi, Gia Lâm, HN
Điện thoại: (024) 32.161.465
5. Điểm GDVL vệ tinh Sóc Sơn:
Địa chỉ: Trung tâm GDNN và GDTX Huyện Sóc Sơn – Thôn Miếu Thờ, xã Tiên Dược, Sóc Sơn, HN (QL3 gần trường Trung cấp An Ninh)
Điện thoại: (024) 22.468.928
6. Điểm GDVL vệ tinh Long Biên:
Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp GDTX Quận Long Biên: Ngõ 161 Hoa Lâm, Việt Hưng, Long Biên.
Điện thoại: 024.32161469
7. Điểm GDVL vệ tinh Thường Tín:
Địa chỉ: Cụm Công nghiệp Liên Phương, xã Liên Phương, Thường Tín, Hà Nội
Điện thoại: (024) 33.66.88.06
8. Điểm GDVL vệ tinh Mê Linh:
Địa chỉ: Trung tâm hành chính huyện Mê Linh, xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, Hà Nội
Điện thoại: (024)32.161.578
9. Điểm GDVL vệ tinh Ứng Hòa:
Địa chỉ: số 59 thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội
Điện thoại: (024)33.212.233
10. Sàn GDVL vệ tinh Đông Anh:
Địa chỉ: Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long – Thôn Bầu, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội
Điện thoại: (024) 666.3.81.48
11. Sàn GDVL vệ tinh Ba Vì:
Địa chỉ: Km 55+500 quốc lộ 32, thôn Vật Phụ, xã Vật Lại, huyện Ba Vì, Hà Nội
Điện thoại: (024) 666.3.44.11
12. Sàn GDVL vệ tinh Phú Xuyên:
Địa chỉ: Trường Trung cấp nghề số 1 Hà Nội – Tiểu khu Phú Mỹ, thị trấn Phú Xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội
Điện thoại: (024) 32.222.458
13. Điểm GDVL vệ tinh Hoài Đức:
Địa chỉ: Nhà thi đấu huyện Hoài Đức, Thị trấn trạm Trôi, huyện Hoài Đức
Điện thoại: (024) 320.055.12
14. Điểm GDVL vệ tinh Đan Phượng:
Địa chỉ: số 101 phố Tây Sơn, TT Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 33.878.099
15. Sàn GDVL vệ tinh Thạch Thất:
Địa chỉ: Trung tâm GDNN – GDTT Thạch Thất – huyện Thạch Thất, Hà Nội
Điện thoại: (024) 32.222.735
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Nộp hồ sơ hưởng BHTN bao lâu thì sẽ được nhận tiền tháng thứ nhất
- Hướng dẫn chi tiết thủ tục nhận Bảo hiểm thất nghiệp mới nhất
- Nghỉ việc có được đóng BHXH trong thời gian thai sản không?
- Số dư năm đóng bảo hiểm xã hội được hưởng chế độ gì ngoài lương hưu?
- Có hơn 30 NLĐ cần bao nhiêu người làm công tác ATVSLĐ?
- Nghỉ ngang ở công ty trước thì có được hưởng thất nghiệp không
- Sau khi sinh con bao nhiêu tháng thì sẽ nhận được tiền thai sản?